Hơn 1400 giáo viên có nguy cơ mất việc: Xử lý ra sao?

Sự kiện: Giáo dục

Tỉnh Gia Lai hiện có trên 1.400 giáo viên dạy hợp đồng trong tình trạng xét chấm dứt hợp đồng trong năm 2018.

Hơn 1400 giáo viên có nguy cơ mất việc: Xử lý ra sao? - 1

Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai, năm học 2017-2018 tỉnh Gia Lai có trên 1.400 giáo viên đang dạy hợp đồng tại các khối trường học trên địa bàn.

Số giáo viên trong diện này đang trong tình trạng xét chấm dứt hợp đồng trong năm 2018 theo Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.

Đầu năm 2018, hai huyện Ia Grai và Chư Pưh đã tiến hành cắt hợp đồng với hơn 350 trường hợp giáo viên đang giảng dạy khiến tình trạng thiếu hụt giáo viên ngày càng trầm trọng.

Ngày 12/4, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai cho biết số viên hợp đồng đang đứng lớp trên địa bàn là 1.456. Được biết sắp tới, các Sở ngành liên quan sẽ họp để thống nhất hướng xử lý cụ thể.

Theo Sở Nội vụ Gia Lai, số giáo viên được cấp thẩm quyền giao cho giáo dục phổ thông và mầm non là 20.015 biên chế. Số giáo viên có mặt tới thời điểm 31/12/2017 là 19.272. Số giáo viên còn thiếu so với định mức theo quy định (do các huyện tính) là 2.293 người

Cũng theo Sở Nội vụ Gia Lai, số giáo viên đang đứng lớp hợp đồng thực tế là 1.456; từ đầu năm học 2017-2018 thực hiện Kết luận 17 của Bộ Chính trị, tỉnh đã có văn bản yêu cầu không hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ vượt biên chế cấp thẩm quyền giao.

Tỉnh cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT xử lý tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tài chính để chi trả lương giáo viên hợp đồng. Ba Bộ nói trên đã có văn bản phúc đáp đề nghị thực hiện nghiêm Kết luận 17, yêu cầu không được sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để trả lương giáo viên hợp đồng vượt biên chế giao.

Về xử lý tình trạng thiếu giáo viên trong ngành giáo dục, Sở Nội vụ cho biết: Kết luận 17 yêu cầu tạm dừng bổ sung biên chế nên giải pháp căn cơ trước mắt là đẩy mạnh việc nhập trường, nhập lớp, giảm điểm trường; nhập trường gồm nhiều cấp học trên địa bàn; ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy 1 buổi/ngày (nếu dạy 2 buổi/ngày thì thực hiện xã hội hóa); chuyển các lớp nhà trẻ, mẫu giáo vùng thuận lợi sang xã hội hóa; điều tiết giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; chuyển biên chế giáo viên dôi dư từ các cơ sở đào tạo, chuyên nghiệp về trường phổ thông. Tuy nhiên giải pháp này vẫn phải có thời gian thực hiện, chưa thể giải quyết nhanh tình trạng thiếu giáo viên biên chế, thừa giáo viên hợp đồng.

Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Cú sốc lớn trong ngành Giáo dục

“Với tư cách là một nhà giáo từng giảng dạy nhiều năm, tôi thấy đây là một sự tổn thương rất lớn cho cả nền giáo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kim Văn (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN