Đại học Harvard bị kiện vì phân biệt chủng tộc

Harvard là trường đại học hàng đầu thế giới, tuy nhiên hiện tại ngôi trường đang đứng trước một vụ kiện vì phân biệt chủng tộc khi cố tình đưa ra các tiêu chuẩn tuyển sinh đối với các ứng viên gốc Á cao hơn so với các chủng tộc còn lại, tờ The Washington Post đưa tin.

Đại học Harvard bị kiện vì phân biệt chủng tộc - 1

Một phần khuôn viên Đại học Harvard

Một liên minh gồm 64 tổ chức khác nhau đã chỉ ra một nghiên cứu rằng người gốc Á bị phân biệt chủng tộc khi cần phải có số điểm cao hơn học sinh da trắng đến 140 điểm trong kỳ thi SAT, 240 điểm so với một học sinh gốc Tây Ban Nha và 450 điểm so với một học sinh Mỹ gốc Phi vì vậy tất nhiên người Mỹ gốc Phi có cơ hội được vào trường Harvard cao hơn người châu Á nhiều lần.

Kỳ thi SAT có điểm số cao nhất là 2400 điểm, tức một thí sinh người gốc Á đạt được 2000 điểm thi SAT hoàn toàn có thể bị tước cơ hội học ở Harvard, trong khi đó một người gốc Phi chỉ cần 1700 điểm là đậu vào trường và 1950 điểm là chắc chắc chắn đậu.

"Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường Đại học Harvard đã tạo ra một hệ thống tuyển sinh phân biệt đối xử chống lại người Mỹ gốc Á và đó là một điều rất chủ quan", đơn kiện cáo buộc.

Ông Robert Luliano, luật sư đại diện cho trường Đại học Harvard, cho biết ngôi trường người ông đại diện pháp lý đã luôn duy trì sự công bằng của mình trong công tác tuyển sinh.

"Trong quá trình tuyển sinh toàn diện của chúng tôi, và những nỗ lực để xây dựng một trường học đa dạng, Đại học Harvard đã chứng minh một kỷ lục nhận những sinh viên gốc châu Á", ông Luliano cho biết trong một tuyên bố.

Ông nhấn mạnh rằng tỉ lệ học sinh người Mỹ gốc á được nhận vào trường hiện nay đã là 21% so với 10 năm trước chỉ là 18%.

Nhóm lập đơn kiện, tuyên bố rằng đáng lý ra con số đấy phải cao hơn.

"Có rất nhiều sự kì thị chủng tộc đang tồn tại, và nó không chỉ là đau người Mỹ gốc Á mà còn làm đau cả nước", ông Yukong Zhao một học giả gốc Trung Quốc ở Mỹ, 52 tuổi người đứng đầu liên minh kiện trường Harvard cho biết.

Ông lập luận rằng những định kiến lâu đời của cơ quan tuyển sinh là người châu Á "không đủ sáng tạo và mạo hiểm, nhưng điều đó không đúng. Gần một nửa các công ty công nghệ được khởi nghiệp ở Mỹ là do người châu Á làm chủ. Đó là ví dụ tuyệt vời cho sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro cũng như tư duy lãnh đạo".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Hà (Một thế giới/Sputnik News)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN