Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập”

“Nghẹt thở” với những pha trả giá kịch tính, tập 4 của Shark Tank Việt Nam mang đến cho người xem kinh nghiệm bổ ích trong việc định giá doanh nghiệp. Cùng với đó, những chiêu thức thương lượng đầu tư mới tiếp tục được các “shark” tung ra, khiến startup không khỏi bất ngờ.

Định giá doanh nghiệp luôn là một bài toán khó. Tập mới nhất của Shark Tank góp mặt với nhiều startup khá triển vọng nhưng lại có một chút vấn đề về định giá.

Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải do Lưu Hải Minh làm chủ tịch. Công ty này sở hữu bằng sáng chế về công nghệ Nano Curcumin dạng dung dịch là sản phẩm dành cho người đau dạ dày.

Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập” - 1

Mỗi tháng, Hải Minh đang bán được 2.000 sản phẩm với chi phí marketing cho mỗi sản phẩm là 120.000 đồng. Công ty anh lên kế hoạch tiêu thụ 10.000 sản phẩm mỗi tháng vào cuối 2018. Tự tin vào hàm lượng chất xám và nhu cầu thị trường, Hải Minh định giá công ty của mình đạt 100 tỷ đồng. Anh đến với chương trình với lời mời 1 tỷ đồng cho 1% cổ phần, khiến các “shark” không khỏi bất ngờ.

Tuy nhiên, “cá mập” vẫn là “cá mập” với đầy đủ bản lĩnh và điềm tĩnh để tìm ra giá trị thật của một dự án. “Shark” Phạm Thanh Hưng cho biết rất quan tâm đến công nghệ nano nên tiên phong đề xuất gói đầu tư 1 tỷ cho 19% cổ phần. Trong khi đó, shark Linh cho rằng, định giá 100 tỷ là quá vô lý nên không tham gia. Tiếp đến, dù Hải Minh có tuyên bố sẽ chấp nhận tỷ lệ góp vốn tối đa đến 15% nhưng “shark” Lê Đăng Khoa và Trần Anh Vương cũng từ chối đầu tư vì tỷ lệ 15% là không đáng để tham gia.

Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập” - 2

Dù bị cá mập “vùi dập” là tự định giá quá cao nhưng Hải Minh vẫn bảo vệ quan điểm của mình, dựa trên trình độ công nghệ và triển vọng tương lai. Anh cho biết, một chuyển giao công nghệ của công ty từ Nhật đã có giá trị 600.000 USD. Đó là chưa kể chưa đơn vị nào ở Việt Nam làm được Nano Curcumin dạng dung dịch. Nhà sáng lập kể rằng mình là kỹ sư cơ khí và có khả năng mua những thiết bị từ Nhật về để cải hoán thành những thiết bị chưa ai có. Do vậy, anh cho rằng công ty Nhật Hải cũng triển vọng như… Facebook hay Google.

Không khí kịch tính không hề giảm dù chỉ còn “shark” Phú và “shark” Hưng. “Shark” Phú bắt đầu phân tích giá trị thật của startup bằng những con số mà Hải Minh cung cấp. Theo đó, công ty đã được đầu tư tổng cộng 30 tỷ đồng. Tổng tài sản máy móc thiết bị hiện là 15 tỷ, tiền mặt còn 2 tỷ, chi phí vận hành hơn 300 triệu mỗi tháng. Dù Hải Minh tuyên bố công ty đang có lãi nhưng “shark” Phú kết luận công ty đang lỗ theo chuẩn mực kế toán vì phải tính thêm khấu hao thiết bị. Vì thế, định giá 100 tỷ đồng là rất cao. “Tỉnh” ra trước những lập luận dựa trên số liệu rõ ràng, Hải Minh không thể bảo vệ quan điểm 100 tỷ của mình.

Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập” - 3

Bất ngờ không dừng lại, dù đã chỉ ra sai lầm trong định giá của startup nhưng “shark” Phú vẫn đưa ra một đề nghị bất ngờ và mới lạ với 5 tỷ đổi 15% sở hữu công ty, kèm theo điều kiện sinh lời ít nhất 30%/năm và Hải Minh phải dùng nhà của chính mình làm tài sản đảm bảo. Ngay lập tức, shark Hưng điều chỉnh deal với mức 3 tỷ đổi 15% với điều kiện sinh lời ít nhất 18%/năm và vẫn buộc đảm bảo bằng nhà.

Băn khoăn trước hai lời đề nghị đầu tư lạ lùng, Hải Minh gọi điện tham vấn ý kiến vợ và quyết định chọn gói đầu tư của “shark” Phú. Anh nói rất ngạc nhiên trước lời đề xuất kỳ lạ của hai nhà đầu tư nhưng vẫn chấp nhận vì muốn đặt mình vào thế chân tường để quyết tâm thành công.

Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập” - 4

Trải qua 4 tập lên sóng, Shark Tank Thương Vụ Bạc Tỷ trở thành một chương trình truyền hình gây sốt và được chia sẻ đông đảo trên mạng xã hội bởi những khán giả trẻ. Điều đó cho thấy, gout thưởng thức của công chúng Việt không đóng khung vào những sản phẩm thuần giải trí như nhiều người vẫn nghĩ. Rõ ràng, những chương trình về khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế vẫn có một sức hút đủ lớn nếu các yếu tố kiến thức và giải trí được khai thác một cách hài hòa.

Theo ông Lê Xuân Nga, tổng giám đốc trang Nghemoigioi.vn – một sản phẩm của CENLAND, nơi niêm yết hàng ngàn dự án bất động sản trên toàn quốc của hàng trăm chủ đầu tư đánh giá: “Tại Shark Tank, dường như nhiều startups vẫn còn quá chú trọng vào sáng chế và ước vọng mà quên mất thực tế của DN và chiến lược dài hạn cho từng chặng đường để thuyết phục giới đầu tư mạo hiểm”. 

Startup chấp nhận thế chấp nhà đổi lấy 5 tỷ đầu tư từ “cá mập” - 5

Đón xem “Shark Tank Việt Nam – Thương Vụ Bạc Tỷ” chương trình thực tế về đầu tư khởi nghiệp được phát sóng lúc 11h10 thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV3.

Thông tin thêm truy cập Fanfage: #sharktankvietnam; website:sharktankvietnam.com.vn

Link full tập 4. Xem tại đây

Website nghemogioi.vn là sản phẩm công nghệ của CENLAND, là nơi niêm yết hàng ngàn dự án bất động sản trên toàn quốc của hàng trăm chủ đầu tư lớn nhất, uy tín nhất.

Thông qua website, hệ thống các Nhà kết nối doanh nghiệp (Connected Agent), các Nhà kết nối cá nhân (Connector) và đội ngũ Chuyên gia tư vấn (Mentor) có chứng chỉ chuyên nghiệp sẽ giúp các khách hàng mua được những dự án tốt nhất, giá cả hợp lý nhất một cách nhanh chóng và tin cậy, trực tiếp từ chính các Chủ đầu tư.

Nghemoigioi.vn ưu tiên phát triển công nghệ để khách hàng có thể đặt cọc và thanh toán trực tuyến. Các Connected Agent và Connector có thể quản lý hệ thống bán hàng, nhân sự nhanh chóng, chính xác.Bên cạnh đó, nghemoigioi.vn có các khóa đào tạo chuyên ngành (cả online & offline) cho các thành viên để nâng cao nghiệp vụ & uy tín đối với nghề nghiệp của mình. Website còn phát hành các video clip huấn luyện sản phẩm dự án, để các Connected Agent và Connector tìm hiểu kỹ dự án trước khi tư vấn cho khách hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN