Hiểu sâu về Visa L1 & EB1C tại Mỹ

Gần đây có rất nhiều thắc mắc về visa đầu tư L1 và visa đầu tư định cư EB1C. Vậy visa đầu tư L1 và visa đầu tư định cư EB1C là gì? Hai loại visa này có liên hệ gì với nhau? Điểm khác nhau giữa 2 loại visa là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc về visa đầu tư L1 và visa đầu tư định cư EB1C.

Visa đầu tư L1 là visa không định cư, dành cho nhà điều hành hoặc quản lý cấp cao của một công ty ở Việt Nam được chuyển qua Mỹ để làm việc cho cùng một công ty có chi nhánh tại Mỹ. Đương đơn xin visa đầu tư L1 có thể là chủ doanh nghiệp hoặc cũng có thể là nhân viên quản lý cao cấp của công ty.

Hiểu sâu về Visa L1 & EB1C tại Mỹ - 1

Thời gian chờ đợi xin visa đầu tư L1 khoảng 2-5 tháng, nếu đóng thêm phí làm gấp thì khoảng 2-6 tuần là có visa.

Thời gian tối đa của visa L1 là 7 năm (L1-A) và 5 năm (L1-B). Sau 7 năm, đương đơn phải trở về Việt Nam.

Visa đầu tư định cư EB1C là visa định cư, dành cho nhà điều hành và quản lý cấp cao của một công ty ở Việt Nam được chuyển qua Mỹ để làm việc cho cùng một công ty có chi nhánh tại Mỹ đã hoạt động trên 1 năm. Đương đơn xin visa đầu tư định cư EB1C có thể là chủ doanh nghiệp hoặc cũng có thể là nhân viên quản lý cao cấp của công ty.

Trung bình khoảng 11-18 tháng để Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ xin visa đầu tư định cư EB-1C, sau khi chấp thuận thì khoảng 3-5 tuần sẽ nhận được thẻ xanh nếu làm hồ sơ xin thẻ xanh ở Mỹ (đơn I-485). Nếu phỏng vấn ở Việt Nam thì sau khi Sở Di Trú chấp thuận, khoảng 4-6 tháng sau sẽ được phỏng vấn xin visa đầu tư định cư EB-1C.

Hiểu sâu về Visa L1 & EB1C tại Mỹ - 2

Điều kiện:

Tại Việt Nam

Công ty bên VN và công ty bên Mỹ phải có mối quan hệ là công ty mẹ con, chi nhánh hoặc công ty đồng sở hữu.

Cả 2 công ty phải đang hoạt động.

Đương đơn xin visa đầu tư L1 phải làm việc cho công ty Việt Nam ít nhất 1 năm trước khi nộp đơn.

Đương đơn xin visa đầu tư L1 phải giữ chức vụ là quản lý/điều hành cấp cao ở cả 2 công ty.

Tại Mỹ

Công ty bên VN và công ty bên Mỹ phải có mối quan hệ là công ty mẹ con, chi nhánh hoặc công ty đồng sở hữu.

Cả 2 công ty phải đang hoạt động.

Đương đơn xin visa đầu tư định cư EB1C phải làm việc cho công ty Việt Nam ít nhất 1 năm trước khi nộp đơn.

Đương đơn xin visa đầu tư định cư EB1C phải giữ chức vụ là quản lý/điều hành cấp cao ở cả 2 công ty.

Mối liên hệ:

Lý do có thể ghép chung loại visa định cư đầu tư EB1C  và visa đầu tư L1 là vì những điều kiện đòi hỏi để xin visa định cư theo dạng EB1C tương tự như điều kiện để xin visa đầu tư L1. Vì thời gian để xin visa đầu tư L1 rất nhanh, nên đa số các đương đơn sẽ xin visa đầu tư L1 để được sang Mỹ khảo sát thị trường, làm việc trước sau 1 năm hoạt động kinh doanh, đương đơn sẽ chuyển sang nộp visa đầu tư thẻ xanh EB1C.

Trong trường hợp nếu như công ty tại Mỹ đã hoạt động trên 1 năm và có đủ điều kiện cũng như doanh thu 1 năm trên 1 triệu đô, thì đương đơn có thể xin visa định cư EB1C từ Việt Nam và qua Mỹ sẽ nhận được thẻ xanh.

Hiểu sâu về Visa L1 & EB1C tại Mỹ - 3

“Nếu có kế hoạch đi liền trong năm 2022”: L1 sẽ là 1 lựa chọn lý tưởng. Nhà đầu tư sẽ có thể dùng đơn vị doanh nghiệp đủ điều kiện của mình để nộp hồ sơ bảo lãnh. Thời gian xét duyệt hồ sơ của Sở Di Trú thông thường khoảng 3- 6 tháng. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể lựa chọn gói xét nhanh khoảng 15 ngày. Khi Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ, nhà đầu tư có thể nộp đơn xin visa với lãnh sự Mỹ tại Việt Nam ngay lập tức. Sau 1 năm sang Mỹ, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ xin gia hạn L1, có thể chọn gói xét nhanh trong 15 ngày. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện gia hạn, nhà đầu tư sẽ có thể tiến hành hồ sơ để doanh nghiệp bảo lãnh mình vĩnh viễn theo chương trình EB1C và có thể xin chuyển sang thẻ xanh 10 năm.

"Làm hồ sơ cho L1 và Eb5 cái nào dễ thở hơn”: EB5 thì cần chứng minh có tiền và nguồn tiền sạch. Phải chứng minh nguồn tiền đó đến từ đâu và căng nhất là khâu chuyển 1 cục từ 500k – 1 triệu USD khi còn đang ở VN là 1 bài toán nan giải hiện nay, khi mà chính phủ Mỹ đang siết chặt để chống rữa tiền. Việc này các công ty di trú và ngân hàng sẽ có các giải pháp cụ thể như xin giấy phép đầu tư hoặc chuyển theo hình thức cho tặng người thân, con đi du học… Còn đối với L1, người đi phải chứng minh đã làm việc trong vị trí nhà điều hành hoặc quản lý cấp cao tại doanh nghiệp bên VN ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trở lại. Công ty ở VN phải có doanh thu tốt và có nhân viên tối thiểu 10 người là đủ điều kiện. Ở L1, không cần chứng minh nguồn tiền như EB5. Số vốn đầu tư ban đầu cũng sẽ linh động, tùy vào bản chất kinh doanh và khả năng của nhà đầu tư, miễn sao đủ để công ty bên Mỹ vận hành trong khoảng thời gian đầu là được. Bản chất của L1 là doanh nghiệp VN mang chất xám, vốn đầu tư và tạo ra công ăn việc làm cho  người lao động Mỹ nên về lâu dài thì L1 sẽ dần thay thế EB5 và sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư Việt lựa chọn hơn.

“Vậy số tiền cần phải đầu tư cho L1 là bao nhiêu, có thấp hơn EB5 không?”: Ở L1, không có quy định về hạn mức đầu tư như EB5. Nhà đầu tư có thể lựa chọn tự kinh doanh hoặc mua lại cổ phần 1 công ty có sẵn hoặc các tiệm bán lẻ của một chuỗi thương hiệu nhượng quyền nào đó, miễn sao mô hình kinh doanh đủ cấp bậc nhân sự để hỗ trợ đương đơn L1 làm việc trong vị trí nhà điều hành hoặc quản lý cấp cao là được (thông thường cấu trúc tối thiểu khoảng 10 nhân viên toàn thời gian).

Để được tư vấn miễn phí xin vui lòng gọi:

Vp Sài Gòn: Công ty Di trú – Đào tạo Huấn Nghệ - 0988533790 Mr. Phong www.huannghe.com

Vp Nam Cali: First Consulting Group 877-Di-Trú-Mỹ hoặc 877-348-7869

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN