“Việc cộng thêm 0,5 - 1 -1,5 hay 3,5 điểm ưu tiên là rất quan trọng. Nó sẽ dẫn đến câu chuyện 29 điểm không đỗ những 26 điểm mà được cộng 0,5 điểm sẽ đỗ. Theo tôi, nên thu hẹp điểm ưu tiên lại hơn nữa”, PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay.
“Chúng ta đừng áp dụng những quy định cứng nhắc. Nếu tôi là hiệu trưởng, tôi rất vui sướng khi có thể đưa tất cả thí sinh điểm cao vào trường. Giải pháp giải quyết riêng được cho bài toán tuyển sinh năm 2017”, TS Lê Trường Tùng cho hay.
Trước thông tin nam sinh đến từ Hà Nội cho biết em đau đớn trượt ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội, vì thiếu 0,05 điểm và kém về tiêu chí phụ, lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, nhiều thí sinh có điểm cao hơn em này vẫn trượt đấy thôi.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn các ĐH đều công bố điểm chuẩn và danh sách các thí sinh trúng tuyển đợt 1. Sau khi biết mình đã trúng tuyển ĐH, nhiều thí sinh vẫn chưa biết mình cần làm những gì cho đến ngày chính thức nhập học.
NV1 ngành Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM lấy đúng 29,25 điểm nhưng lại xét tiêu chí phụ: tiêu chí đầu tiên, Tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên (nam sinh V.H.H chỉ được 8,8 điểm Tiếng Anh) đương nhiên nam sinh này không có tên trong danh sách trúng tuyển.
Điểm trúng tuyển vào nhiều trường ĐH năm nay cao bất thường, có trường tăng tới 4-5 điểm so với năm trước khiến nhiều thí sinh đạt mức điểm “ngất ngưởng” nhưng vẫn ngậm ngùi bị đánh trượt.
Ngày 31/7, liên tiếp các trường đại học “top trên” công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2017. Nhiều ngành “hot” có mức điểm chuẩn từ 27-30,0 điểm khiến không ít thí sinh thất vọng vì trượt nguyện vọng 1, dù điểm xét tuyển cũng ở mức cao.