Kỹ năng nhận diện tin tức giả mạo trên Facebook

Lợi dụng mạng xã hội, nhiều kẻ gian đã tung tin giả mạo hòng đánh lừa dư luận và tung hỏa mù với giới truyền thông.

Trong lúc dịch COVID-19 đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý, nhiều kẻ gian đã lợi dụng các mạng xã hội để đưa thông tin không chính xác.

Facebook, YouTube và Twitter đều đang nỗ lực để hướng người dùng trở lại các nguồn thông tin y tế đáng tin cậy và đã thành lập các đường dây liên lạc trực tiếp tới WHO cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Nhằm kêu gọi người dùng có thể chung tay đẩy lùi "đại dịch Fake News", Facebook đã chia sẻ 10 điều quan trọng để mọi người có thể phát hiện tin tức sai lệch, tin giả một cách dễ dàng:

Kỹ năng nhận diện tin tức giả mạo trên Facebook - 1

Xem xét kỹ các tiêu đề

Những thông tin sai sự thật thường có tiêu đề hấp dẫn. Đặc biệt, nếu những thông tin trong tiêu đề nghe có vẻ khó tin hoặc gây sốc thì nhiều khả năng đó chính là tin giả.

Hãy chú ý tới các đường dẫn/liên kết

Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi bạn phát hiện đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với địa chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống. Thực tế, nhiều trang tin giả tạo nên một liên kết gần giống với nguồn tin gốc, chỉ khác biệt ở một số thay đổi nhỏ nhằm “giả dạng” hoặc mô phỏng lại nguồn tin gốc đó. Bạn có thể truy cập vào trang web và đưa ra so sánh với các nguồn tin cậy được xác nhận.

Tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn thông tin

Hãy đảm bảo rằng câu chuyện đến từ một nguồn chính xác, tin cậy mà bạn đã được biết đến hoặc xác thực về danh tiếng. Nếu đó là một tổ chức xa lạ, hãy tìm đọc và kiểm tra kỹ lưỡng phần "Giới thiệu" để có cái nhìn rõ ràng về thông tin mà nguồn đó đưa ra.

Cảnh giác với định dạng bất thường

Nhiều trang lan truyền tin tức sai cũng sẽ mắc những lỗi về định dạng ví dụ như lỗi chính tả hoặc bố cục trang lộn xộn. Cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan nếu bạn bắt gặp dấu hiệu kể trên.

Cân nhắc về hình ảnh

Những câu chuyện đưa tin sai lệch thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đôi khi bức ảnh được xác thực nhưng người đăng tải thông tin đưa nó ra khỏi bối cảnh gốc, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho người xem. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, xác minh nguồn ảnh gốc cũng như hiểu bối cảnh một cách chính xác.

Kiểm tra ngày tháng

Những câu chuyện đưa thông tin sai lệch có thể chứa các mốc thời gian không có ý nghĩa hoặc ngày sự kiện đã bị thay đổi.

Rà soát bằng chứng

Kiểm tra nguồn của tác giả để xác nhận rằng chúng là chính xác. Việc thiếu bằng chứng xác thực hoặc chỉ đưa ra thông tin từ các chuyên gia không rõ tên họ là một dấu hiệu nhận biết tin giả.

Đối chiếu với các báo cáo khác

Nếu không có nguồn tin, đặc biệt là các nguồn chính thống, đang tường thuật cùng một chủ đề thì nhiều khả năng đó là tin giả. Hoặc ngược lại, nếu câu chuyện được thảo luận bởi nhiều nguồn mà bạn tin tưởng, khả năng cao nguồn tin đó là sự thật.

Phân biệt rõ tin tức thật với những câu nói đùa?

Đôi khi tin giả có thể bị nhầm lẫn với những câu nói đùa, những câu nói hài hước, châm biếm. Vì vậy, hãy đọc kỹ và cẩn thận đánh giá xem nguồn được biết đến có phải một kênh hài hay không, liệu các chi tiết và giọng điệu của câu chuyện có ngụ ý châm biếm khiến người đọc cười hay không.

Một số tin giả được tung ra có chủ đích

Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều bạn được đọc và chỉ chia sẻ tin tức mà bạn ý thức được nó là đáng tin cậy.

Nguồn: [Link nguồn]

”Chìa khóa” tiêu diệt COVID-19 được siêu máy tính Mỹ tìm ra

Việc huy động siêu máy tính Summit (Mỹ) vào cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 đã có những kết quả tích cực khi hệ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Anh (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN