6 lỗi cơ bản trong hồ sơ xin việc khiến bạn bị đánh rớt

Thứ Ba, ngày 02/02/2016 12:46 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Bạn dành nhiều giờ nghiền ngẫm để soạn ra một hồ sơ xin việc hoàn hảo. Nhưng dù hồ sơ xin việc đã được gửi đi nhiều nơi, điện thoại của bạn vẫn không một lần đổ chuông.

Đó có thể là vì hồ sơ xin việc của bạn có thể có gì đó không ổn, khiến bạn bị đánh rớt ngay từ vòng xem xét hồ sơ ứng cử viên.

Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện rằng các nhà tuyển dụng chỉ dành trung bình khoảng 6 giây cho mỗi hồ sơ xin việc. Họ chỉ chú ý vào một vài mục quan trọng chẳng hạn như tên, vị trí hiện tại và công ty mà ứng cử viên đang làm việc, ngày được nhận vào làm và ngày nghỉ việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp.

6 lỗi cơ bản trong hồ sơ xin việc khiến bạn bị đánh rớt - 1

Trong khoảng thời gian ít ỏi đó, họ sẽ quyết định liệu ứng cử viên có đáp ứng được yêu cầu của công ty hay không. Nếu hồ sơ xin việc của bạn không có nổi bật, bạn sẽ không được nhận gì hơn ngoài cái nhìn lướt qua nó.

CEO của công ty phần mềm Aha (Mỹ) Brian de Haaff cho biết chỉ những ứng cử viên có hồ sơ gọn gàng, súc tích, đi thẳng vào vấn để mới nhận được sự chú ý của ông.

Từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người quản lý, ông khuyên các ứng cử viên trước khi nộp hồ sơ xin việc, hãy khắc phục 6 vấn để cơ bản dưới đây trong hồ sơ xin việc.

Thiếu đơn xin việc

Nhiều hồ sơ xin việc không gây được chú ý vì thiếu đơn xin việc (cover letter). Do vậy, bạn nên chủ động gửi kèm đơn xin việc vào hồ sơ của bạn cho dù nhà tuyển dụng không đòi hỏi cụ thể rằng hồ sơ xin việc phải có thư xin việc. Hãy tìm ra tên của người tuyển dụng để có thể xưng hô với họ bằng tên trong đơn xin việc. Hãy viết đơn xin việc ngắn và đi thẳng vào vấn đề, nhấn mạnh đển các điểm nổi bật trong năng lực của bạn.

Định đạng sai

Đa phần các công ty hiện nay nhận hồ sơ xin việc qua mail do vậy việc định dạng hồ sơ xin việc rất quan trọng. Việc định dạng bằng word có thể khiến hồ sơ của bạn có thể không hiển thị được hoặc hiển thị sai nếu người nhận sử dụng phiên bản word không tương thích với phiên bản word mà bạn sử dụng. Tốt nhất, hồ sơ xin việc của bạn nên theo một định dạng mà bất cứ ai cũng có thể mở ra đọc và chuyển cho những người khác trong công ty. Tốt nhất, bạn nên định dạng hồ sơ xin việc theo kiểu file pdf.

Trình bày rối rắm

Các hồ sơ xin việc có kèm theo các hình ảnh hay bảng biểu chỉ khiến nhà tuyển dụng thấy rối rắm và gạt bỏ chúng. Hãy chọn một mẫu trình bày rõ ràng với các chấm to đầu dòng làm nổi bật các vị trí công việc và các thành tích của bạn.

Sai lỗi ngữ pháp và chính tả

Một hồ sơ xin việc đầy rẫy lỗi ngữ pháp và chính tả cho thấy bạn quá bất cẩn. Vậy nên, bạn phải kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả và loại bỏ những từ lập lại quá nhiều trong hồ sơ. Tốt nhất, nếu không tự tin về cách sử dụng từ ngữ của mình, bạn nên nhờ một người khác hiệu đính hồ sơ xin việc trước khi gửi đi.

Dùng từ ngữ khó hiểu

Hồ sơ xin việc không phải là chỗ để bạn thể hiện khả năng ngôn ngữ. Sử dụng các biệt ngữ, từ viết tắt, tiếng lóng...chỉ gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng và có thể khiến cơ hội được gọi phỏng vấn của bạn bị vuột mất. Thay vì vậy, bạn phải chọn từ ngữ truyền đạt thông tin rõ ràng về quá trình công tác, kinh nghiệm nghề nghiệp. Hãy loại bỏ những từ viết tắt, tính từ và các từ ngữ khó hiểu khiến nhà tuyển dụng phải mất thời gian suy nghĩ.

Quá dài

Dù bạn không muốn phần kinh nghiệm nghề nghiệp quá ngắn nhưng bạn cũng không nên đưa cầu chuyện cuộc đời bạn vào hồ sơ xin việc. Hãy trình bày súc tích kinh nghiệm nghề nghiệp và các thành tích bạn đạt được. Một hồ sơ xin việc khúc chiết sẽ chứng tỏ rằng bạn là người có thể tập trung vào những vấn đề quan trọng.

Hồ sơ xin việc cần phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và phải làm nổi bật được những nội dung quan trọng.

Chia sẻ
Theo Khánh Lan (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN