Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

XM Vicem.Hải Phòng: Đứng ngồi không yên

Cuối tuần này V-League 2013 sẽ chính thức khai cuộc, tuy nhiên cho tới lúc này ngân quỹ hoạt động của CLB XM Vicem.Hải Phòng vẫn chưa được chốt như hoạt động của họ ở các mùa trước và như nhiều CLB khác trong thời gian qua.

Đá trong thấp thỏm

Thông tin từ đại bản doanh Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã phát đi rằng những ngày qua lãnh đạo đội bóng đã phải “chạy đôn chạy đáo” để lo được kinh phí cho đội bóng hoạt động trong mùa giải 2013 tới đây. Được biết, để chuẩn bị cho mùa giải mới, XM Vicem.Hải Phòng đã xin 51 tỷ đồng để làm ngân quỹ hoạt động. Cụ thể, Tổng công ty xi măng Việt Nam sẽ cấp 20 tỷ đồng, 15 tỷ đồng từ Công ty xi măng Hải Phòng và 16 tỷ đồng (trừ thuế) còn lại sẽ được Thành phố Hải Phòng cấp, thế nhưng gần sát ngày V-League 2013 khởi tranh, bài toán về tài chính vẫn là "cơn đau đầu" của đội bóng đất Cảng.

Sự eo hẹp về tài chính so với mùa trước đang khiến lãnh đạo, BHL, cầu thủ XM Vicem.Hải Phòng "đứng ngồi không yên". Sắp vào giải, việc tiền lương (tháng 1) và các khoản phụ cấp về muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các cầu thủ. Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã lên đường vào Vinh (từ chiều 28/2) để chuẩn bị cho trận mở màn gặp chủ nhà SLNA trong tâm trạng thấp thỏm.

“Nghèo đói sinh thất thế” và cũng bởi không có tiền mà mới đây khi XM Vicem.Hải Phòng đã đăng ký các tân binh như Quang Hải, Như Thành, Minh Đức và Andonio thi đấu ở V-League 2013 thì hợp đồng của họ vẫn chưa được ký kết. Và chỉ khi bộ 3 cầu thủ của XMXT.Sài Gòn đã được “tháo gông” vào phút chót, đội bóng đất Cảng mới tạm yên tâm để có đủ thủ tục đăng ký hợp lệ với Ban tổ chức giải. Theo đó đội bóng Sài thành mở đường cho đội bóng đất Cảng chỉ phải chuyển trước một số tiền nhất định trong hợp đồng là có thể nhận 3 cầu thủ Quang Hải, Minh Đức, Antonio. Nhưng với Như Thành mọi chuyện lại hoàn toàn khác, V.Ninh Bình từng tuyên bố phải chồng đủ 1,4 tỷ đồng mới nói chuyện. Mấy ngày trước Thành "kếu" đã phải đích thân về đất Cố đô Hoa Lư, xin lãnh đạo cơ quan chủ quản cũ hạ giá để được thi đấu ở mùa giải 2013.

XM Vicem.Hải Phòng: Đứng ngồi không yên - 1

Đội bóng đất Cảng đang chuẩn bị bước vào V-League 2013 với nhiều âu lo

Một thực tế khác, cho dù 2 đội bóng chủ quản của 4 cầu thủ tân binh của XM Vicem.Hải Phòng nếu được đặt bút ký hợp đồng mới, dự kiến sẽ không được nhận tiền “lót tay” luôn. Trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết, lãnh đạo đội bóng đất Cảng đã dạm hỏi và nhận được sự đồng ý của cả 4 cầu thủ bằng thủ tục... ký hợp đồng chịu (nghĩa là hợp đồng ký thì ký, nhưng tiền sẽ chuyển sau…). 

"Đại gia" thất thế

Được ví như một “đại gia” của bóng đá phía Bắc nhiều năm trở lại đây (về kinh phí hoạt động), nhưng ít ai nghĩ đội bóng chủ sân Lạch Tray lại "khổ sở" như lúc này. Nhiều người và đặc biệt là giới làm nghề đang cho rằng XM Vicem.Hải Phòng có thể là một trong những đội bóng nghèo nhất khi V-League 2013 chưa khởi tranh.

Năm 2007, khi được chuyển giao cho Công ty Xi măng Hải Phòng quản lý và điều hành, đội bóng đất Cảng như đã lột xác và khoác trên mình chiếc áo “hàng hiệu” gắn mác “đại gia”. Họ có hàng loạt các bản hợp đồng “bom tấn”, những khoản lương "khủng" và những lần vung tay treo thưởng của các ông chủ, và dưới sự dẫn dắt của HLV Vương Tiến Dũng, XM.Hải Phòng lúc đó đã cán đích ở vị trí thứ 3 sau khi V-League 2008 hạ màn.

Tại mùa giải ngay sau đó, đội bóng đất Cảng đã góp phần đánh dấu hai cột mốc cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Đầu tiên là việc họ đưa về sân Lạch Tray cựu tuyển thủ Brazil, nhà vô địch World Cup 2002, Denilson về thi đấu cho đội tại giai đoạn 2 V-League 2009. Đây là cầu thủ tên tuổi nhất về thi đấu tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Việc thứ hai là Hội cổ động viên bóng đá Hải Phòng chính thức trở thành Hội cổ động viên đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Những khoản đầu tư và kế hoạch “vô tiền khoáng hậu” đã tiếp tục được vung ra, hàng loạt tên tuổi ở V-League như Aniekan, Lazaro, John Wole, Xuân Phú, Đức Dương, Quang Huy… đã cập bến đất Cảng với những bản hợp đồng được cho là “khủng” thời điểm đó. Với mức đầu tư mạnh và những khoản treo thưởng kỷ lục cho mỗi trận thắng, XM.Hải Phòng đã đưa lịch sử bóng đá Hải Phòng lên một tầm cao mới với vị trí Á quân V-League 2010.

Nhưng bước sang mùa giải 2011, XM.Hải Phòng lại được chuyển giao cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam với tên gọi mới Vicem.Hải Phòng. Cũng tại thời điểm này, thật lạ lùng sau chiếc HCB V-League 2010 có tính lịch sử, Vicem.Hải Phòng dường như bất động trên thị trường chuyển nhượng và kế hoạch chuẩn bị cho mùa giải sau.

Sang mùa giải 2011, nếu theo thông lệ “mùa sau phải hơn mùa trước” thì mục tiêu mà Hải Phòng cần hướng đến là chức vô địch. Song dường như Vicem Hải Phòng đã không đặt mục tiêu như vậy. Mặc áo mới, “tiếng thơm” đâu chưa thấy, nhưng trong quá trình chuẩn bị, đội bóng đất Cảng đã phải chia tay hàng loạt trụ cột như Leandro, Minh Đức, Ngọc Thanh... ra đi, trong khi Lazaro, John Wole đã được thanh lý. Hậu quả, khi kết thúc mùa giải 2011 Vicem.Hải Phòng chỉ có thể trụ hạng thành công ở những vòng đấu cuối.

Tiếp tục sống “thoi thóp” sang mùa giải 2012 và cuối cùng điều gì đến cũng phải đến, khi giải đấu mới đi qua được 2/3 quãng đường, XM Vicem.Hải Phòng đã vẫy tay chào V-League để về với hạng Nhất. Tuy nhiên, một "phép màu" mới đã xảy ra, khi lãnh đạo cấp cao ở Hải Phòng đã quyết đưa đội bóng trở lại V-League 2013 bằng việc mua lại K.Khánh Hòa.

Và đến giờ họ tiếp tục sống "lay lắt", trước khi bước vào V-League 2013, dù XM Vicem.Hải Phòng hiện giờ đang là đội bóng "hai trong một" nhờ có các cầu thủ phố biển Nha Trang tăng cường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hiền Minh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN