Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Singapore vs Campuchia
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Malaysia vs Timor-Leste
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Fenerbahçe vs Athletic Club
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Atlético Madrid vs Slovan Bratislava
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Arsenal vs Monaco
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Milan vs Crvena zvezda
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Juventus vs Manchester City
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Borussia Dortmund vs Barcelona
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

V-League và nghịch lý của đồng tiền

Câu nói “tiền đạo không bằng tiền mặt” đang trở thành chân lý đối với những nhà làm bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, không phải lúc nào cứ bỏ nhiều tiền là có thể thu được thành công.

Có tiền rồi... “dở chứng”

K.Kiên Giang đã có một nửa mùa V-League 2012 thành công ngoài mong đợi khi có thời điểm khá dài đội bóng này ngự trị ở top đầu. Lúc ấy, tiền lương, thưởng cho các cầu thủ khá bèo bọt, hơn nửa đội hình nhận lương chưa đến 10 triệu/ tháng. Những chiến thắng liên tiếp đã giúp K.Kiên Giang được nhà tài trợ rót khá nhiều tiền, và đến khi bắt đầu giai đoạn 2 đội bóng cũng “đua đòi” theo những đội bóng V-League khác khi hứa thưởng tiền tỷ cho mỗi chiến thắng. Các cầu thủ xưa nay vốn nhận được vài triệu mỗi tháng, bây giờ có được số tiền thậm chí lên gấp 10 lần lại bắt đầu thấp thỏm trước mỗi khi trận đấu diễn ra, có người cả đêm không ngủ vì những con tính “với số tiền ấy mình sẽ làm gì”.

Đến khi tiền thưởng rót xuống chậm, tâm lý cầu thủ trở thành bất ổn khi phải “dài cổ” chờ. Thế là từ những cầu thủ hồn nhiên, chất phác luôn ra sân với 100 % tinh thần, giờ đây tâm lý của họ cũng như nhiều cầu thủ khác ở V-League: phải có tiền mới đá. HLV Lai Hồng Vân sợ đến nỗi yêu cầu BLĐ đội bóng không hứa thưởng trước trận. Đó là một trong những lý do giúp K.Kiên Giang trụ hạng được vào phút chót. Tuy nhiên, bây giờ ông Vân cũng đang phải đứng trước thử thách lớn khi vấn đề tài chính lại ám ảnh các cầu thủ của đội bóng này.

Câu chuyện ở một đội bóng “nhà nghèo” như Kiên Giang đã thế, thì hậu quả của việc sử dụng tiền không đúng cách ở đội bóng “nhà giàu” như B.Bình Dương, Sài Gòn XT, V.Ninh Bình... lại càng rõ ràng hơn. Chi ít nhất 50 tỷ để khích lệ các cầu thủ nhưng cuối cùng nhận lại chỉ là những đơn kiện cáo rồi “làm mình, làm mẩy” của họ.

V-League và nghịch lý của đồng tiền - 1

Còn nhiều vấn đề ở V-League

Ít tiền vẫn đá sung

Năm nay, Sài Gòn Xuân Thành lại trở thành đội “tằn tiện” bậc nhất V-League. Đội bóng này tập hợp khá nhiều cầu thủ trẻ trong đội hình với mức lương cực thấp. Những cầu thủ đang có màn thể hiện xuất sắc ở AFC Cup như Trọng Phi, Thế Sơn, Thừa Chí... chỉ được nhận lương từ 4,5-7 triệu đồng/tháng còn ngoại binh như Emeka mỗi tháng cũng chỉ nhận được hơn 1.000 USD. Ông Đại cho biết quỹ lương trong 1 tháng ở đội bóng này bây giờ chỉ 600 triệu/tháng mà thôi. Một con số “không tưởng” nếu so sánh với chính họ năm ngoái. Dù chi ít tiền nhưng chuyên môn của đội bóng thành phố vẫn được đảm bảo mà bằng chứng những chiến thắng thuyết phục ở cả V-League lẫn AFC Cup đầu mùa.

Minh chứng rõ nhất cho việc “ít tiền nhưng vẫn đá sung” phải kể đến SLNA, đội bóng cũng thuộc diện “nhà nghèo” nhưng lại là ứng viên cho ngôi vô địch. Đặc biệt là tiền đạo Lê Công Vinh, người đã không chọn cách chỉ “ngồi chơi xơi nước” cũng được 50 triệu/ tháng để đổi lấy việc được chơi bóng với số tiền ít hơn rất nhiều. Nhưng chính việc không bị đồng tiền ám ảnh đã giúp Công Vinh thi đấu như “lên đồng” ở những trận đấu đã qua.

Ngạn ngữ phương Tây có nói: “Nếu quá phụ thuộc vào điều gì thì sẽ trở thành nô lệ của nó”. Câu chuyện về những hành xử với đồng tiền của các cầu thủ ở V-League cũng cho thấy điều ấy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Vũ (Báo Thể thao TPHCM)
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN