Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Từ EURO nhìn về V-League và ĐTQG: Niềm tin của tôi đâu?

Xen lẫn những niềm vui của EURO là thông tin mang đến nỗi buồn cho người hâm mộ Việt Nam, ĐT U22 Việt Nam thất bại đậm 0-3 trước Malaysia ở vòng loại U22 châu Á 2013.

Với thất bại này, ĐT U22 Việt Nam hết cơ hội lọt vào VCK U22 châu Á 2013. Trừ đối thủ quá mạnh và trên tầm là Hàn Quốc, 2 đội bóng khác cùng khu vực Đông Nam Á là Myanmar và Malaysia đều có thành tích tốt hơn ĐT U22 Việt Nam. Lại một lần nữa, một ĐT của Việt Nam thua trận trước Malaysia. Sau chiến thắng lịch sử ở AFF Cup 2008, từ đó đến nay, người Mã liên tiếp vượt qua, chiến thắng và khiến ĐT Việt Nam hoàn toàn trắng tay tại các giải đấu cấp độ Đông Nam Á. Thêm một thất bại của ĐT U22 Việt Nam trước Malaysia và ai dám chắc không có những thất bại tiếp theo.

Hà Nội buổi sáng trước đêm diễn ra trận chung kết EURO 2012 giữa Italia và Tây Ban Nha. Người hâm mộ Việt Nam như tất cả những tín đồ cuồng nhiệt của túc cầu giáo khác trên thế giới, chờ đợi ở một cuộc so tài đỉnh cao của bóng đá thế giới, của 2 ĐT xuất sắc nhất với những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.

Từ EURO nhìn về V-League và ĐTQG: Niềm tin của tôi đâu? - 1

ĐT U22 Việt Nam đã thất bại đậm trước U22 Malaysia

Khi mà khủng hoảng kinh tế đang lan tràn ở khắp mọi nơi, khi mà con người ở khắp mọi nơi trên thế giới cùng đều phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thì bóng đá giống như một sự cứu rỗi tâm hồn. Có thắng, có thua, có niềm vui, có nỗi đau, nhưng những cảm xúc mà bóng đá mang lại khiến người ta tạm quên đi được những điều khác đang ám ảnh trong 90 phút. Có thể không phải những người Anh, người Ukraina, người Italia, mà chính những CĐV bóng đá Việt Nam, trong đó có những CĐV XM Hải Phòng, CĐV SLNA mới là những con người lạc quan nhất, yêu đời nhất.

Trong những quán café ở Hà Nội mùa EURO, khi xem ĐT Tây Ban Nha đá, đã có những CĐV nói rằng: “Ôi, xem họ đá mà cứ như HN T&T ấy nhỉ.”. Rồi thì đến khi ĐT Đức bị Italia dẫn 2-0, ai đó đã “bình loạn” rằng: “Sao không đá bóng kiểu V-League, cứ phất dài lên cho tiền đạo chạy ấy, cứ nhằm đầu Gomez mà câu bổng vào, đá dài lên cho tiền đạo tự xử khéo lại ăn”. Đúng là những cách bình luận bóng đá rất… Việt Nam.

Buổi sáng trước trận chung kết, 9h00 sáng ra hàng báo, đã không còn TT&VH để mua, người bán báo nói rằng: Trước trận chung kết mà, báo bán nhanh lắm”. Trong những quán café, ở một buổi sáng trong lành khi cơn mưa đêm qua đã tạnh và nắng hửng lên, tất cả cùng bàn luận say sưa về trận chung kết, nói về so sánh lực lượng giữa Italia và Tây Ban Nha như những chuyên gia đích thực.

Xen giữa những niềm vui bóng đá ấy là một câu cảm thán của một CĐV người Nghệ An: “Xem này, U22 Việt Nam đã thua đậm Malaysia 0-3 rồi này”.

Đừng nói rằng nguyên nhân là do chúng ta có ít thời gian chuẩn bị, rồi đây chỉ là một giải đấu mang tính cọ xát, BHL mới mẻ. Trước ngày đội U22 lên đường, rõ ràng chúng ta đã đặt mục tiêu cao. Và khi mục tiêu ấy không hoàn thành, thì cũng không thể cứ nói rằng “sẽ rút kinh nghiệm” như thường lệ.

Người hâm mộ Việt Nam không cần những điều ấy. Thành phần đội U22 năm nay chính là nòng cốt cho ĐT U23 sẽ đá ở SEA Games năm sau. Trong bóng đá, khi không có một chiến lược đúng đắn thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ là những người có được chiến thắng cuối cùng. Hãy nhìn lại xem những cầu thủ trẻ của BĐVN có được cọ xát thường xuyên hay không hay mài đũng quần trên ghế dự bị ở cả V-League và hạng Nhất.

Hãy nhìn xem, ĐT Italia đã luôn phải chịu áp lực lớn đến như thế nào từ giới truyền thông của đất nước họ. Bóng đá là thế, một đội bóng luôn luôn nhận được sự ủng hộ và sự quan tâm của cả một đất nước thì đương nhiên mỗi bước chân của họ luôn được “soi” rất kĩ.

Sẽ là thiếu công bằng khi cứ nói rằng ĐT Việt Nam luôn phải chịu áp lực lớn, rồi cả ông Calisto lẫn ông Goetz sau khi thất bại đều đã mang truyền thông ra để đổ lỗi, như một trong những nguyên nhân dẫn đến những thất bại đó. Bóng đá là số 1 và đương nhiên áp lực cũng là số 1, để chiến thắng thì người ta phải biết vượt lên những áp lực.

Từ EURO nhìn về V-League và ĐTQG: Niềm tin của tôi đâu? - 2

Qua EURO, người hâm mộ BĐVN lại trở về với những trăn trở cùng bóng đá quốc nội

Hãy nhìn xem, ĐT Tây Ban Nha thành công và tạo ra cả một đế chế chiến thắng khi trung thành với lối chơi của họ. Vậy từ khi ông Calisto ra đi, các ĐT của chúng ta có một lối chơi thực sự rõ nét hay không, có một thứ bóng đá theo một triết lí cụ thể hay không, câu trả lời là không.

Hãy nhìn cách người Mã đã làm, không hẳn chỉ là chuyện họ luôn trung thành với các ông thầy nội, tin tưởng và giao các ĐT cho ông thầy nội trong một thời gian dài, mà là vì họ đã có một chiến lược đúng đắn.

Những người hâm mộ BĐVN vẫn cứ luôn lạc quan, luôn yêu bóng đá và yêu ĐT, cho dù cả 20 năm trở lại đây, có đúng một lần duy nhất chúng ta được ăn mừng chiến thắng ở năm 2008.

Khi VPF ra đời  tất cả cùng chờ đợi, kỳ vọng ở một cuộc “cách mạng” sẽ đến với giải VĐQG của Việt Nam rồi từ cơ sở đó, ĐTQG sẽ đá tốt lên, BĐVN sẽ bước sang một trang mới. Nhưng để thay đổi, nâng tầm một giải đấu thì phải cần đến một thời gian dài với những bước đi đúng đắn. 6 vòng đấu cuối, ai dám đảm bảo những “bóng ma” cũ không ám ảnh trở lại, rằng đâu đó lại có những trọng tài sai lầm, đâu đó lại có những trận cầu tình nghĩa đội này cứu đội kia.

ĐT U22 thì đã thất bại, AFF Cup 2012 thì đang đến gần, những cơ sở để tin vào chiến thắng của ĐT Việt Nam thì vẫn đang rất ít.

Người hâm mộ Việt Nam sẽ không bao giờ vơi bớt đi nhiệt huyết với bóng đá, vẫn cứ luôn ủng hộ hết mình mỗi khi ĐT Việt Nam xuất trận nhưng ở thời điểm hiện tại, xen giữa niềm vui tận hưởng những trận cầu EURO là một câu hỏi: niềm tin chiến thắng ở đâu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Uy Vũ (TTVH)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN