Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Cagliari vs Juventus
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Sheffield United vs Burnley
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Luton Town vs Brentford
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Manchester City vs Chelsea
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Union Berlin vs Bayern Munich
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Wolverhampton Wanderers vs Arsenal
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Everton vs Nottingham Forest
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Crystal Palace vs West Ham United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Aston Villa vs AFC Bournemouth
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Coventry City vs Manchester United
Logo Coventry City - COV Coventry City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Fulham vs Liverpool
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Milan vs Inter Milan
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-

Từ Euro 2012: Học & hành với bóng đá Việt

Trong bóng đá yếu tố con người luôn mang tính quyết định rất lớn, còn chiến thuật, đấu pháp chỉ phục vụ cho con người...

Ở tứ kết EURO 2012, báo chí thế giới nói nhiều về sự học của bóng đá Anh khi muốn đưa tính thực dụng của người Ý và lối phòng ngự Catenacio từng giúp người Ý lên ngôi cao ở giải thế giới. Thế nhưng với bài học đấy khi đá với người Ý thì người Ý lại có phần thích ứng hơn với lối đá tấn công của Tây Ban Nha và một chút phóng khoáng của người Anh.

Câu chuyện người Anh học người Ý còn người Ý thích Tiqui-Taca

Đã từng có những tranh luận giữa chiến thuật và con người cái nào nên làm nền. Có ý kiến cho rằng chiến thuật để phục vụ cho con người (cầu thủ) nhưng cũng có ý kiến nói rằng phải nhìn vào con người trước rồi mới đặt ra vấn đề chiến thuật.

Với đội tuyển Anh, có không ít ý kiến chê trách HLV Roy Hodgson rằng đã phá vỡ tính truyền thống của người Anh mà áp đặt vào lối chơi phòng ngự phản công của người Ý và việc thay đổi cả tính truyền thống này cũng chỉ giúp Anh vào được đến tứ kết.

Thực chất cái thua của Anh trước Ý là cái thua về con người chứ không phải thua vì chiến thuật, hay vì hoạch định lối chơi mà người Anh vào trận với tư tưởng phòng ngự còn người Ý lại dồn lên tấn công ngay từ đầu và hầu như cả trận chỉ lo tấn công.

Nói người Ý bỏ lối chơi truyền thống cũng đúng, nhưng nói người Anh học cái tư tưởng lạc hậu thì lại chẳng sai.

Nhìn vào hai lối chơi của Anh và Ý rõ ràng đã có thay đổi tích cực ở đội Ý. Họ không còn tư tưởng co cụm, không nghĩ đến chuyện ra sân với suy nghĩ làm sao để không thua mà chỉ lao lên tuyến trên để tìm chiến thắng. Đấy là cái cách mà Tây Ban Nha hay vào trận và đã giành ngôi vô địch Euro 2008 lẫn World Cup 2010, nhưng cái chính ở đây là Ý có đủ con người để chơi một lối chơi như thế. Họ hơn hẳn người Anh một hàng tiền vệ gắn kết với nhau và đủ lực, đủ tự tin để cầm bóng thật nhiều và đan bóng thật sắc ở khu trung tuyến và tìm cách tiếp cận cầu môn Anh.

Cách chơi đấy của người Ý dựa vào con người và nó khác hẳn với người Anh rất khó khăn trong việc tổ chức ở giữa sân nên buộc phải xây một hệ thống phòng ngự để không thua trước đã.

Người Ý dám thay đổi cả lối chơi truyền thống bởi họ có những con người để phục vụ cho lối chơi tấn công trong khi người Anh thì ngược lại và phải học lối chơi co cụm trước đây của người Ý.

Nhiều người nói rằng Anh học Ý, nhưng lại rất ít nhà chuyên môn nhìn trực diện vào việc bóng đá Ý giờ lai ảnh hưởng rất nhiều với lối đá Tiqui-taca của Tây Ban Nha. Cứ xem cái cách Pirlo tiếp bóng, di chuyển rồi nhận những đường chuyền bật nhả ở cự ly ngắn và trung bình sẽ thấy người Ý học rất nhanh những tinh hoa của bóng đá Tây Ban Nha bởi họ có đủ những con người có thể vận hành thứ bóng đá hiện đại ấy.

Từ Euro 2012: Học & hành với bóng đá Việt - 1

Bóng đá Việt Nam: Học gì, hành gì?

Thay đổi phải bắt đầu từ con người

Và khi cả thế giới còn đang nghiên cứu việc Ý học ai, hay Anh phải chuyển qua phòng ngự thì thế giới đã được chứng kiến sự chín muồi của bóng đá Đức từ thời Klinsmann dẫn dắt đội tuyển dự World Cup 2006. Thời đấy Klinsmann đã chịu nhiều sự chỉ trích về việc phá vỡ lối chơi truyền thống cứng nhắc nhưng khoa học và đầy tính thực dụng của bóng đá Đức dựa vào sức mạnh thể lực theo kiểu những robot đá bóng. Klinsmann đã bất chấp những lời chỉ trích và đến khi bàn giao cho Loew ông cũng bàn giao cả cái cách xây dựng một lối chơi mới và đề nghị người kế nhiệm phải thực thi. Bây giờ bóng đá Đưc đang hái quả bắt đầu tư thế hệ mới với tư tưởng mới đã hình thành từ thời Klinsmann.

Người Đức đã chơi thứ bóng đá hoa mỹ, quyến rũ thay cho sự khô cứng mà bằng chứng là bốn chiến thắng liên tiếp của họ đều là những tuyệt tác với những bàn thắng được đưa vào sách giáo khoa.

Ngày nay nói về bóng đá Đức người xem đã đưa vào khái niệm của cái đẹp và từ nghệ thuật nơi những người Đức chơi bóng chứ không còn là đá bóng.

Bóng đá Việt Nam: Học gì, hành gì?

Luận về chuyện bóng đá Euro 2012 với những nét mới lại nhớ đến người hâm mộ Việt Nam từng góp ý cho HLV Phan Thanh Hùng về một cách chơi tích cực hơn sau trận thắng nhọc nhằn Mozambique. Có ý kiến nêu rằng tại sao không học cái cách mà Tây Ban Nha vẫn ứng dụng để khắc phục yếu tố thể hình và tận dụng khả năng kỹ thuật, khéo léo vốn là thế mạnh của các cầu thủ Việt Nam. Thậm chí cũng có ý kiến đưa ra rằng hàng tiền đạo Việt Nam quá kém thì có cần phải ra sân với hai tiền đạo chỉ với nhiệm vụ ghi bàn mà không thể có bàn thắng. Và gợi ý đưa ra là sao không dồn hết vào tuyến hai như cái cách mà Tây Ban Nha làm cả thế giới ngạc nhiên về sự cách tân về chiến thuật với một sơ đồ không tiền đạo mà hiệu suất ghi bàn vẫn rất cao.

Cá nhân tôi không đồng tình với gợi ý trên bởi Tây Ban Nha chơi với 6 tiền vệ, nhưng ai cũng có khả năng nhô cao và tận dụng ghi bàn như tiền đạo. Thậm chí các tiền vệ đấy cũng có thể thực hiện vai trò của tiền đạo ảo nhằm nhử con mồi. Cứ xem cái cách ghi bàn sau 6 đường chuyền và 11 cú chạm bóng mà các cầu thủ Tây Ban Nha tạo ra bàn mở tỷ số của Alonso trong trận thắng Pháp 2-0 thì sẽ thấy.

Cái cách người Tây Ban Nha khắc phục điểm yếu tiền đạo của mình chính là cách họ đề cao hàng tiền vệ rất năng động và có khả năng lấp đi vị trí của cặp tiền đạo một xuống phong độ Torres và một chấn thương Villa.

Còn với bóng đá Việt Nam để học bài mà Tây Ban Nha khắc phục tiền đạo thì rõ ràng chưa thể bởi con người không cho phép.

Trong bóng đá yếu tố con người luôn mang tính quyết định rất lớn, còn chiến thuật, đấu pháp chỉ phục vụ cho con người chứ không thể làm thay phần khiếm khuyết của con người.

Quay trở lại với bóng đá Việt Nam lâu nay nhiều người vẫn đòi hỏi đội tuyển phải thế này, thế nọ, nhưng nếu nhìn vào yếu tố con người thì sẽ thông cảm nhiều hơn cho những nhà cầm quân.

Chiến thuật chỉ có tác dụng tốt nếu con người đáp ứng được. Nó hoàn toàn khác với suy nghĩ của nhiều nhà làm bóng đá cứ ấn cho một HLV giỏi và thế là sẽ có một đội tuyển giỏi trong khi cái chính là nền tảng của một nền bóng đá thì rất ít chịu chăm chút.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN