TS Khắc Hiếu: Tôi nghĩ cô Lê Na nên nói lời xin lỗi

Trong buổi phân trần với báo chí, cô giáo cung Bọ Cạp cho rằng, cách xưng hô tao – mày, mắng chửi giáo viên chỉ là do bộc phát, trực tính.

Câu chuyện cô giáo tự xưng cung Bọ Cạp buông lời tức giận, mắng chửi học viên đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sáng 5/8, cô giáo Lê Na phân trần, những lời nói “gây bão” trong clip chỉ là một sự trực tính mang tính bộc phát của cô khi các bạn học viên cũng mất kiềm chế.

TS Khắc Hiếu: Tôi nghĩ cô Lê Na nên nói lời xin lỗi - 1

Cô Lê Na phân trần, phát ngôn "gây bão" của mình là do trực tính, bộc phát

Khi phóng viên hỏi rằng: “Cô có thấy mình có một phần lỗi nào đó trong câu chuyện này?”, cô Lê Na ngạc nhiên đáp: “Mình chưa hiểu lỗi này là lỗi gì?” và một lần nữa khẳng định, tình huống xảy ra hoàn toàn là do sự trực tính của cô.

Liệu những lời nói “gây bão” của cô Lê Na có phải là biểu hiện của trực tính hay thực chất đó là những lời nói thô lỗ trong lúc không kiểm soát được hành vi?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Giảng viên Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm Tp.HCM) để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này dưới góc độ tâm lý:

 Anh có thể chia sẻ vài ý kiến cá nhân về hành vi của cô giáo tự xưng cung Bọ Cạp mắng chửi học viên "gây bão" dư luận vừa qua?

Trong thời đại internet phát triển, thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt ngày nay, một que diêm có thể đốt cháy cả khu rừng, một lần phát ngôn mất kiềm chế có thể “giết chết” hình ảnh bản thân, ảnh hưởng đến công việc và cả tương lai của chính mình. Cô giáo cung Bọ Cạp là trường hợp như thế.

Trong cuộc gặp gỡ báo chí, cô Lê Na có chia sẻ, những lời nói “gây bão” của mình là do trực tính, bộc phát. Theo anh, những lời to tiếng đó của cô Lê Na có phải là biểu hiện của trực tính hay thực chất là sự thô lỗ trong lúc không kiểm soát được hành vi?

Nhìn dưới góc độ tâm lý thì đây là sự việc một bên đổ dầu, một bên phừng lửa. Có thể tính cô giáo đã nóng sẵn, lại bị học viên cư xử hơi thô lỗ nên giống như phốt pho bắt phải lửa và bùng cháy.

Tuy nhiên, nóng tính thì có thể thông cảm, nhưng sau khi nóng giận, người ta có nhận ra khiếm khuyết của mình để mà chân thành sửa đổi hay không mới là quan trọng.

TS Khắc Hiếu: Tôi nghĩ cô Lê Na nên nói lời xin lỗi - 2

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, cô Lê Na cần chân thành xin lỗi trước sự việc diễn ra trong clip

Vậy theo anh, cô Lê Na có nên nhận lỗi cho những hành động, lời nói của mình thay vì nói rằng đó là một sự trực tính, bộc phát?

Dưới góc độ cá nhân, tôi nghĩ cô Lê Na nên nói lời xin lỗi, ít nhất là xin lỗi vì sự nóng giận của mình đã làm hình ảnh người giáo viên ít nhiều bị nhận một điểm trừ từ  giới trẻ.

Lời xin lỗi sẽ cho thấy sự chân thành, hiểu chuyện của cô trước sự việc đã xảy ra, từ đó sẽ nhận được sự tha thứ của cộng đồng. Với lời xin lỗi, mọi chuyện sẽ được hóa giải, tuy nhiên, cô đã không làm như thế.

Dưới góc độ tâm lý, anh có thể giải thích trực tính là gì và nó có ưu nhược điểm như thế nào?

Một trong bốn thuộc tính của nhân cách chính là khí chất, thể hiện cường độ và tốc độ phản ứng trong hành vi của con người. Một trong bốn kiểu khí chất là kiểu nóng nảy, người này rất thẳng thắn, nhiệt huyết nhưng khó kiềm chế cảm xúc, hay nổi nóng.

Ưu điểm của họ là thể hiện cảm xúc rất rõ, rất nhiệt tình, dễ truyền cảm hứng cho người khác. Nhược điểm của kiểu khí chất này là nhanh thay đổi, khó kiềm chế cảm xúc và dễ mất kiểm soát bản thân trong phút nóng giận.

TS Khắc Hiếu: Tôi nghĩ cô Lê Na nên nói lời xin lỗi - 3

"Nếu cô Lê Na có cách giải quyết mềm mại hơn thì sự thể đã không đi quá xa như vậy", chuyên gia tâm lý Khắc Hiếu cho hay

Theo anh, cách giải quyết của cô Lê Na xung quanh những ồn ào của vụ clip này có thỏa đáng?

Thứ nhất, khi nảy ra mâu thuẫn tạo trung tâm ngoại ngữ, nếu cô Lê Na có cách giải quyết mềm mại hơn thì sự thể đã không đi quá xa như hôm nay. Bong bóng sẽ nổ khi cả hai bên thổi căng bằng những lời nói tức giận. Cách tốt nhất giúp quả bóng cảm xúc xì hơi là kiên nhẫn giải thích rõ ràng hoặc nói lời xin lỗi nếu cần.

Nếu trung tâm ngoại ngữ sai, người có trách nhiệm phải đứng ra giải thích và xin lỗi. Nếu học viên sai thì các bạn ấy cũng phải nghiêm túc kiểm điểm mình.

Có thể do sự im lặng, lập lờ của trung tâm và cô giáo mà các học viên bức xúc, phản ứng dữ dội. Đây là cách giải quyết không hay và gây khủng hoảng truyền thông lớn.

Thứ hai, sau khi sự việc xảy ra, nếu trung tâm giải thích rõ ràng, cô giáo nói lời xin lỗi và học viên cũng chân thành thì tất cả mọi việc đã giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả các bên đều không ai chịu nhận lỗi. Đây là cái dở thứ hai.

Xung quanh sự việc này cũng nhiều ý kiến cho rằng, thầy, cô xưng hô với học trò thế nào không quan trọng, quan trọng là có năng lực dạy giỏi? Anh có đồng ý với quan điểm đó?

Nhiệm vụ của người thầy là dạy học và giáo dục. Nếu dạy giỏi mà không giáo dục sẽ tạo nên thế hệ học trò có tài mà không có đức, chẳng những vô dụng mà còn có thể gây họa cho xã hội. Thế nên, người giáo viên – ngoài năng lực cũng cần nhân cách, phẩm chất, ngoài việc dạy giỏi cũng cần ảnh hưởng tốt đến cách cư xử của học sinh.

Là một thầy giáo từng đứng lớp rất nhiều, anh có cho rằng cách dạy hà khắc, thậm chí là văng tục, nói bậy có thể hiện sự nhiệt thành của giáo viên và cho hiệu quả tốt?

Dù là cô giáo, học sinh hay bất kỳ ai đi chăng nữa cũng cần phải giữ phép lịch sự với nhau. Gieo gì, gặt nấy, chọc giận người khác sẽ bị người khác phản ứng, phản ứng thiếu văn minh sẽ bị dư luận phê bình. Qua sự việc này, bản thân tôi cũng như nhiều thầy cô giáo trẻ cũng sẽ rút kinh nghiệm để học cách làm chủ cảm xúc của mình.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Clip: Cô giáo Lê Na nói về cung Bọ Cạp (clip: Tất Định)

Bạn có ủng đồng tình với ý kiến Tiến sỹ Khắc Hiếu
Bạn có ủng đồng tình với ý kiến Tiến sỹ Khắc Hiếu

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN