Vụ thi công 28 triệu, khai khống 1 tỷ: "Lỗi do tập thể"

Liên quan đến sai phạm tại kênh mương xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, Gia Lai, ông Nguyễn Thanh Cường, nguyên Chủ tịch UBND xã Ia Piar cho biết, kênh mương không đạt chất lượng lỗi do cả tập thể. Trong đó, Chủ tịch UBND xã Ia Peng hiện nay là ông Đỗ Hồng Sơn cũng một phần chịu trách nhiệm.

Vụ thi công 28 triệu, khai khống 1 tỷ: "Lỗi do tập thể" - 1

Công an tỉnh Gia Lai kiểm kênh mương

Tổng giá trị công trình kênh mương tại xã Ia Peng trong 2 năm 2013 và 2014 là trên 2 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước hỗ trợ gần 340 triệu đồng và 237,5 tấn xi măng, còn lại nhân dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng.

Báo Tiền Phong đã phản ánh về những sai phạm xảy ra tại kênh mương khi công trình quyết toán khai khống lên gần 1 tỷ đồng nhưng giá trị thực chỉ khoảng 28 triệu đồng. Ông Nguyễn Thanh Cường (khi đó còn làm Chủ tịch UBND xã Ia Peng) đã xin từ chức Chủ tịch UBND xã Ia Piar để hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra sai phạm.

Vụ thi công 28 triệu, khai khống 1 tỷ: "Lỗi do tập thể" - 2

 Kênh mương làm sai thiết kế

Vụ thi công 28 triệu, khai khống 1 tỷ: "Lỗi do tập thể" - 3

 Kênh mương không đảm bảo chất lượng

Theo ông Cường, năm 2013, khi công trình hoàn thành, ông Sơn (nguyên Phó chủ tịch UBND xã Ia Peng) cùng Ban giám sát công trình, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Thiện tham gia nghiệm thu.

Ông Cường cho biết: “Các tuyến kênh mương làm sơ sài, nhưng khi đi nghiệm thu, ông Sơn vẫn ký vào biên bản và kết luận công trình thi công đạt chất lượng, khối lượng theo dự toán, thiết kế. Do tin tưởng ông Sơn, tôi đã ký hồ sơ thanh toán phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ bên thi công để kịp niên độ thanh toán theo quy định".

Đối với công trình năm 2014, ông Cường chỉ rõ, sau khi nghiệm thu, cán bộ địa chính xã báo cáo một số hạng mục đơn vị thi công không thực hiện, nhiều đoạn chưa đảm bảo chất lượng, phần đáy kênh không đạt yêu cầu (chỉ dày từ 8-12cm thay vì 30cm như thiết kế)… Vì vậy, tôi không chấp nhận thanh toán phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ đơn vị thi công.

Tôi chỉ đạo cán bộ địa chính xã yêu cầu đơn vị thi công thực hiện làm lại, khắc phục những hạng mục không thực hiện theo dự toán, thiết kế. Tuy nhiên, Hợp tác xã Nông nghiệp Ia Peng và đơn vị thi công có đề xuất để sau khi thu hoạch vụ Đông - Xuân 2014-2015 sẽ thực hiện. Lúc này, tôi chuyển công tác qua UBND xã Ia Piar. Kênh mương đã bàn giao lại cho UBND xã Ia Peng nhưng khi kết thúc vụ Đông - Xuân 2014 và 2015, đơn vị thi công vẫn không thực hiện.  Sau đó, không biết vì lý do gì mà ông Đỗ Hồng Sơn vẫn ký vào biên bản nghiệm thu và kết luận công trình thi công đạt chất lượng, khối lượng theo dự toán, thiết kế. Vậy vai trò, trách nhiệm của ông Sơn, Ban giám sát và đại diện Hợp tác xã ở đâu - Ông Cường tự hỏi.

Vụ thi công 28 triệu, khai khống 1 tỷ: "Lỗi do tập thể" - 4

Hồ sơ thiết kế đáy mương 30cm, thi công chỉ từ 8-12cm.

Dự kiến, số tiền nhân dân đóng góp hai công trình là hơn 1 tỷ đồng, nhưng đến năm 2.022 mới góp xong. Để có kinh phí thi công công trình, nhà thầu phải tự bỏ kinh phí cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thi công. Không rõ Đoàn thanh tra huyện Phú Thiện dựa trên cơ sở, căn cứ nào để tính toán ra con số giá trị công trình đã thi công thực tế chỉ đạt gần 28 triệu, nhưng xã lại nghiệm thu, đề xuất quyết toán trên 1 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Tiền ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN