Ba mẹ con vướng vòng lao lý vì ‘bảo vệ đồng hồ nước’

Sự kiện: Tin pháp luật

TAND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)m đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt 8 tháng tù giam, bị cáo Cường và Thịnh (con bà Nguyệt) nhận mức án từ 8-12 tháng tù treo và cải tạo không giam giữ vì “Chống người thi hành công vụ”.

VKS giữ nguyên quan điểm luận tội

Chiều 21/8, sau nhiều ngày xử sơ thẩm vụ án “Chống người thi hành công vụ”, xảy ra tại khu biệt thự số 15 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội), TAND quận Hai Bà Trưng cho rằng hành vi của các bị cáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1957), Nguyễn Bá Cường (SN 1981) và Nguyễn Thị Minh Thịnh (SN 1983) đã xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cán bộ công an phường sở tại. Qua đó, tòa tuyên bị cáo Nguyệt 8 tháng tù giam, bị cáo Cường 12 tháng cải tạo không giam giữ, bị cáo Thịnh 8 tháng tù treo.

Theo cáo trạng, chiều 19/8/2017, tại sân chung ngõ 15 Hàn Thuyên, đơn vị thi công Dự án cải tạo mạng lưới cấp nước và chống thất thoát nước đến di chuyển đồng hồ nước của gia đình bà Nguyệt về vị trí thiết kế đã được phê duyệt.

Đi cùng với đơn vị thi công có 2 chiến sĩ công an phường Phạm Đình Hổ, gồm ông Đỗ Văn Xuân và ông Nguyễn Đăng Thuấn để đảm bảo an ninh trật tự. Khi đơn vị thi công chuẩn bị tiến hành thay đổi vị trí đồng hồ nước thì gặp phải sự cản trở từ gia đình nhà bà Nguyệt. Dù được cơ quan chức năng giải thích, nhắc nhở nhưng bà Nguyệt và chị Thịnh không chấp hành còn buông lời chửi bới.

Trong khi đó, anh Cường chạy từ trong nhà ra sân, nhấc thùng thiết bị của đơn vị thi công lên rồi ném đi. Thấy vậy, cán bộ công an có mặt đã khống chế anh Cường tại chỗ, còn bà Nguyệt thì chạy đến để can ngăn. Trong khi giằng co, một cán bộ công an bị bà Nguyệt kéo tuột áo khỏi vị trí cài trong quần và làm rơi biển hiệu. Khi đội công nhân tiếp tục làm việc thì chị Thịnh tiếp tục ngăn cản nên đã bị tổ công tác giữ lại và đưa về trụ sở để làm việc.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án ngày 19/8/2019 tại TAND quận Hai Bà Trưng.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án ngày 19/8/2019 tại TAND quận Hai Bà Trưng.

Tại phiên tòa ngày 19/8/2019, VKS nêu quan điểm, các bị cáo có hành vi cản trở lực lượng chức năng, ngăn không cho di chuyển đồng hồ nước về đúng vị trí thiết kế. Trên cơ sở lời khai của các nhân chứng và người liên quan, VKS đề nghị giữ nguyên bản luận tội theo cáo trạng.

Luật sư cho rằng các bị cáo không phạm tội

Trình bày trước HĐXX, bị cáo Nguyệt cho biết, ngày 19/8/2017, có hai cán bộ công an cùng đơn vị thi công đến nhà di dời đồng hồ nước. Tuy nhiên, theo bà Nguyệt, khi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy tờ, văn bản chỉ đạo có liên quan thì không ai đưa ra được nên mới không đồng ý di dời đồng hồ.

Còn bị cáo Thịnh và bị cáo Cường cho biết, khi thấy mẹ và mọi người to tiếng với nhau, 2 người đã đi ra ngăn không cho công nhân đục phá đường ống nước và không thấy lực lượng chức năng có giấy tờ gì chứng minh đang thi hành công vụ.

Trong khi đó, ông Đỗ Văn Xuân trình bày, bản thân được lãnh đạo Công an phường Phạm Đình Hổ giao nhiệm vụ nắm bắt tình hình, giữ gìn an ninh trật tự để đưa đồng hồ nước về đúng vị trí thiết kế.

"Khi gia đình hỏi về giấy tờ thi hành công vụ, tôi đã giải thích nhưng không được bà Nguyệt cùng các con chấp thuận. Rồi sau đó, diễn biến vụ việc xảy ra giống như bản cáo trạng đã nêu", ông Xuân nói.

Hình ảnh vụ việc diễn ra ngày 19/8/2017 do gia đình các bị cáo trình trước tòa.

Hình ảnh vụ việc diễn ra ngày 19/8/2017 do gia đình các bị cáo trình trước tòa.

Trình bày luận cứ bào chữa cho các bị cáo, luật sư Nguyễn Thị Yến (Văn phòng luật sư Hoàng Hướng - Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, khi cán bộ công an giữ trật tự cùng đơn vị thi công tiến hành di dời đồng hồ đã xâm phạm vào tài sản của gia đình vì không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trong quá trình đôi bên xảy ra xô xát, bà Nguyệt có hành động dùng tay túm cổ áo, cạp quần của ông Xuân nhằm mục đích cứu người con trai đang bị ông Xuân đè lên. Đây là phản ứng bình thường của một người mẹ muốn giải cứu con.

Còn luật sư Hoàng Văn Hướng trình cho rằng, hành vi tự ý thay đổi vị trí đồng hồ nước là hành vi vi phạm hành chính của đơn vị thi công. Gia đình bà Nguyệt chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc này.

Khi gia đình bà Nguyệt không đồng ý để đội thi công khắc phục hậu quả thì UBND phường Phạm Đình Hổ phải ban hành quyết định cưỡng chế. Khi có quyết định cưỡng chế mà gia đình bà Nguyệt cản trở mới phạm tội “chống người thi hành công vụ”, luật sư Hướng nói trong phiên tòa.

Nỗi lòng của ‘kiều nữ’ vướng vòng lao lý vì đánh ghen thuê

Trong khi người vợ chỉ yêu cầu chụp ảnh “hiện trường” để làm bằng chứng “dằn mặt” chồng ngoại tình thì nhóm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Hoàn ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN