Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân: "Loạn" giá thị trường

Việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân (dù mới chỉ là đưa ra lấy ý kiến) cũng đã làm thị trường loạn giá.

Chỉ mới cách đây ít ngày, Bộ Tài chính đã đề xuất một phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân. Theo đó, mọi loại xe dung tích trên 3.0 lít sẽ được áp dụng một mức thuế thống nhất theo lộ trình:

Từ 1/7/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức 75%, tăng 15 điểm phần trăm so với hiện hành; từ ngày 1/1/2018, chịu thuế 70%, giảm 5 điểm phần trăm so với khoảng thời gian 1,5 năm trước và tăng 10 điểm phần trăm so với hiện nay. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe có dung tích xi-lanh từ 1.0 lít trở xuống sẽ giảm còn 25% kể từ ngày 1/7/2016 và giảm tiếp xuống còn 20% kể từ ngày 1/1/2018. 

Đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 1.0 lít đến 1.5 lít sẽ có mức thuế suất 30% kể từ ngày 1/7/2015 và giảm tiếp xuống còn 25% kể từ ngày 1/1/2018.

Phương án khác của Bộ Tài chính về cơ bản cũng trong khung thuế suất này, chỉ khác phân nhóm theo dung tích động cơ và lộ trình áp dụng mà thôi. Đề xuất của Bộ Tài chính được các doanh nghiệp và người tiêu dùng thảo luận rất sôi nổi. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất này để soạn thảo thành Luật chờ Quốc hội thông qua.

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân: "Loạn" giá thị trường - 1

Bộ Tài chính đã đề xuất một phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân. 

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, các dòng xe có dung tích trên 3.0 lít trở lên này sẽ được chia nhỏ dung tích hơn nữa, với mỗi loại xe cách nhau 1.0 lít và áp dụng biểu thuế suất cao nhất từ trước tới nay, thay vì hiện nay chỉ áp một mức thuế chung là 60%. 

Cụ thể, xe có dung tích từ 3.0 lít đến 4.0 lít, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng mức 90%, tăng thêm 30% so với hiện hành.

Xe có dung tích từ 4.0 lít đến 5.0 lít sẽ chịu thuế suất là 110%, tăng 50 điểm phần trăm so với hiện hành. Và xe có dung tích từ 5.0 lít cho 6.0 lít chịu thuế suất là 130%, tăng 70 % nữa.

Với xe ô tô có dung tích từ 6.0 lít trở lên, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 150%, tăng thêm 90%, nghĩa là gấp 2,5 lần so với mức thuế hiện nay. Thời gian mà Bộ Công thương đề xuất áp dụng thống nhất là từ ngày 1/7/2016, không thay đổi theo lộ trình.

Lý do để Bộ Công Thương đề nghị tăng thuế TTĐB với xe ô tô hạng sang là nhằm góp phần bù hụt thu ngân sách khi giảm thuế nhập khẩu ô tô sắp tới cũng như giảm thuế TTĐB đối với xe có dung tích nhỏ để kích thích thị trường và khuyến khích sản xuất trong nước.

Với phương án tính thuế này, thị trường xe sẽ có sự phân hoá rõ rệt, nhu cầu tiêu dùng xe nhỏ sẽ tăng cao nhờ giá rẻ, sản lượng tiêu thụ xe tăng là động lực để các doanh nghiệp ô tô trong nước đầu tư, phát triển dòng xe ưu tiên này.

Tuy nhiên, đề xuất này, đã bị không ít người tiêu dùng và nhà nhập khẩu xe sang phản đối. Sự thay đổi tăng đột biến về thuế tiêu thụ đặc biệt chắc chắn sẽ có tác động mạnh tới hàng loạt thương hiệu xe cao cấp và siêu sang giá đắt đỏ như BMW, Audi, Mercedes, Porsche, Bentley, Lexus… Và quan trọng, việc tăng thuế có thể dẫn đến tình trạng làm méo mó thị trường, tăng các vụ việc lách thuế, gian lận thuế…

Trong khi đó, xe ô tô cá nhân có dung tích động cơ dưới 2 lít sẽ giảm rất mạnh. Với loại xe nhỏ này đều nhập từ thị trường ưu đãi như ASEAN hay Trung Quốc, Hàn Quốc… mức giá nhập khẩu (CIF) trung bình có 5.000 USD thì kể từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu giảm 0%, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ còn 20% thì giá vốn các xe nhà chỉ có 6.600 USD, thuế là 25% thì giá vốn nhập chỉ là hơn 6.800 USD và nếu thuế là 30% thì giá vốn sẽ là 7.150.

So với giá vốn hiện nay của các dòng xe bình dân này là 11.900 USD thì các mức giá trên đã rẻ hơn từ 39- 44%. Như vậy, giá bán xe nhỏ trên thị trường chỉ còn 150- 250 triệu, nhỉnh hơn một chiếc xe máy hạng sang. Lý do hạn chế xe ô tô để phù hợp năng lực hạ tầng sẽ đổ vỡ?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN