Vụ cơm chuyển màu hồng: Thực nghiệm ở 4 môi trường

Cơ quan chức năng đã nấu và bảo quản cơm ở 4 điều kiện môi trường khác nhau để kiểm tra khả năng chuyển màu hồng.

Com trang chuyen sang mau hong

Mẫu cơm bị chuyển màu hồng đậm gây lo lắng cho người dân.

Vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra hai sau khi để qua đêm. Đây đều là những trường hợp do người dân phát hiện và mang gạo tới cơ quan chức năng nhờ kiểm tra.

Trong đó, có một vụ việc xảy ra ở thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức vào ngày 8.4 do ông Dũng phát hiện, và một vụ việc xảy ra ở TP.Vũng Tàu vào ngày 12.4 do bà T.T.H phát hiện.

Hiện, loại gạo trong các vụ việc trên đang được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Công an TP.Vũng Tàu nấu thực nghiệm.

Trao đổi với PV sáng 15.4, ông Nguyễn Anh Phương - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, đơn vị này đang nấu thực nghiệm loại gạo trong vụ việc ở huyện Châu Đức với 4 điều kiện môi trường khác nhau.

Cụ thể là ở điều kiện nhiệt độ phòng có máy lạnh, để nguyên trong nồi cơm điện ở môi trường bình thường, gói trong bọc ni-lông và để trong tủ lạnh.

Cơm trắng chuyển sang màu hồng ở Vũng Tàu

Hình ảnh thực tế của các mẫu cơm được nấu thực nghiệm từ loại gạo trong vụ việc ở huyện Châu Đức và cả 3 loại gạo cùng thương hiệu (nhưng khác loại) sau 3 ngày.

Theo ông Phương, các mẫu cơm nói trên đã để qua 3 ngày nhưng chưa có dấu hiệu chuyển màu như người dân thông báo. “Tôi thấy cơm chỉ mất nước, khô hơn chứ không có dấu hiệu gì lạ”, ông Phương nhận định.

Các mẫu gạo dùng nấu thực nghiệm gồm hơn 0,5kg gạo do ông Dũng cung cấp, và 3 mẫu gạo cùng thương hiệu (nhưng khác loại) ở cửa hàng bán gạo. Hiện, chi cục vẫn còn giữ khoảng 0,3kg loại gạo mà ông Dũng đã dùng nấu cơm.

“Mục đích đầu tiên là nấu thực nghiệm xem có chuyển màu không. Sau đó, chúng tôi mới tính tiếp. Chúng tôi đã liên hệ với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường 3 ở TP.HCM để nhờ tư vấn, hỗ trợ. Chúng tôi cũng đã trao đổi qua điện thoại, báo cáo tới Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản”, ông Phương nói.

“Về nguyên nhân gây đổi màu, có rất nhiều nguyên nhân, như tính chất hóa, lý, vi sinh hay bản thân gạo đó có thể chuyển màu tự nhiên. Khi chuyển mẫu tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường 3, chúng tôi phải đặt được vấn đề là muốn kiểm tra chất gì bên trong, trong khi chúng tôi vẫn chưa có phương hướng về nguyên nhân làm cơm chuyển màu hồng”, ông Phương nói thêm.

Về vụ việc tại TP.Vũng Tàu, mẫu gạo đã được Công an TP.Vũng Tàu nấu thực nghiệm vào chiều 13.3. Tính tới sáng 15.4, tức đã qua 2 đêm, cơm vẫn chưa có dấu hiệu gì khác thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN