Vụ cô giáo đánh trẻ dã man: Trẻ bị bạo hành được chăm sóc đặc biệt

Trẻ bị bạo hành cho dù nhỏ tuổi nhưng cũng có những sang chấn về mặt tâm lý và cần can thiệp.

Vụ cô giáo đánh trẻ dã man: Trẻ bị bạo hành được chăm sóc đặc biệt - 1

 Cơ sở mầm non Mầm Xanh nơi xảy ra vụ bạo hành trẻ

Liên quan đến sự việc, trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu bạo hành, ném vào tường đạp vào bụng, cầm dao dọa, đánh trẻ như đấu vật, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh&Xã hội) đã lên tiếng về sự việc.

“Tôi rất đau lòng khi xem clip về bạo hành trẻ tại một cơ sở mầm non quận 12 (TP.HCM), đây là hành vi không thể chấp nhận. Đây là sự việc rất nghiêm trọng và đáng lên án, bởi lẽ, kể cả chủ cơ sở mầm non và các giáo viên ở đây đều bạo hành trẻ em cùng lúc”, ông Nam nói.

Ông Nam cho biết, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã liên hệ với Bộ GD&ĐT cũng như Trung tâm chăm sóc xã hội (thuộc Sở Lao động Thương binh &Xã hội – TP.HCM). Cơ quan này cũng vào cuộc và có những biện pháp chăm sóc đặc biệt với những trẻ em là nạn nhân của bạo hành.

Theo ông Nam, trẻ bị bạo hành cho dù nhỏ tuổi nhưng cũng có những sang chấn về mặt tâm lý và cần can thiệp để khắc phục. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non nhất là cơ sở ngoài công lập.

Ông Nam đề xuất đưa những quy định bắt buộc với những cơ sở giáo dục mầm non như: Chịu sự giám sát của phụ huynh hay lắp đặt hệ thống camera…và nghiêm cấm việc sử dụng bạo lực với trẻ em.

Cũng theo ông Đặng Hoa Nam, các vụ bạo lực trẻ em có xu hướng tăng lên và có chiều hướng  phức tạp. Bởi lẽ, người dân hiện nay cũng đã thay đổi nhận thức và pháp luật cũng luôn bảo vệ người thông báo, tố giác hành vi bạo lực trẻ.

Hiện nay những quy định của pháp luật về tố cáo, tố giác thông báo hành vi bạo lực trẻ em cũng như quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận cũng như xử lý xâm hại trẻ em được quy định rất cụ thể trong Nghị định 56 của Chính phủ.

“Tôi chỉ xin nhắc lại, bất luận là cơ quan pháp luật hay cơ quan trợ giúp về dịch vụ khi vào cuộc xử lý hãy luôn quan tâm đến lợi ích của trẻ để đảm bảo trẻ em không bị xâm hại, bạo hành thêm một lần nữa”, ông Nam nói.

Để giảm thiểu tình trạng bạo hành trẻ em, ông Nam cho rằng, phải giáo dục pháp luật đặc biệt là kỹ năng chăm sóc nuôi dạy trẻ. Đặc biệt là những người hàng ngày tiếp xúc với trẻ em như cha mẹ, giáo viên… phải hiểu được trẻ em luôn được pháp luật bảo vệ.

Nếu có hành vi bạo lực trẻ em sẽ bị trừng trị nghiêm khắc và áp dụng khung hình phạt tăng nặng nếu bạo hành trẻ nhỏ.

Với giáo viên ở bậc mầm non không chỉ biết chăm sóc trẻ em đơn thuần mà phải biết kiềm chế cơn nóng giận, không để những bức xúc ở gia đình, ngoài xã hội ảnh hưởng đến trẻ.

Tôi cũng kêu gọi mỗi người dân hãy thông tin tố giác đến cơ quan chức năng những vụ bạo hành trẻ em qua số 18001567 (đường dây nóng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em) và số 111 (tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em). Chúng tôi sẽ nhanh chóng vào cuộc để bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất.

(Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em)

Trường mầm non có bảo mẫu bạo hành trẻ được “chống lưng”?

Phó Chủ tịch UBND đặt nghi vấn :“Có hay không sự bảo kê của một tổ chức hay cá nhân nào với các điểm giữ trẻ?“

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầm non Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN