“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây

Sự kiện: Thời sự

Từng chi tiết trong sa bàn được vị “phù thủy” này trau chuốt từ hình dạng cho tới linh hồn.

Không chỉ tái diễn một phần thế chiến thứ 2 được giới mô hình thế giới biết đến, “phù thủy” Lê Xuân Giang (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) còn tạo ra nhiều mô hình sinh động khác mang đậm dấu ấn đất nước, con người Việt Nam.

Tác phẩm “Từ miền núi xuống đồng bằng”

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 1

 “Từ miền núi xuống đồng bằng” là một tác phẩm mang ý nghĩa lịch sử về cuộc tổng tiến công của quân và dân Việt Nam nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 2

Theo tác giả, sa bàn này thể hiện không khí hành quân khẩn trương tiến về miền Nam giải phóng Sài Gòn.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 3

 Tác phẩm sử dụng rất nhiều mô hình con người và xe cộ, khí tài trong chiến tranh Việt Nam, tất cả các mô hình người lính  đều do anh tự nặn dựa trên những tư liệu tìm được.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 4

 Cuộc kháng chiến của Việt Nam còn có sự tham gia của các nữ quân nhân, đuược thể hiện đầy đủ trong sa bàn.

Tác phẩm “Đồng đội”

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 5

 Đây là tác phẩm tái hiện trận An Lộc bi tráng trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 6

 Cuộc chiến này đã tạo bước ngoặc lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là trận đánh mà xe tăng của quân đội nhân dân Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều do thiếu kinh nghiệm tác chiến trong đô thị.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 7

Mặc dù quân đội nhân dân Việt Nam bị thiệt hại nặng, nhưng tình đồng đội luôn thể hiện đậm sâu. Trong sa bàn, tác giả đã cho thấy những người lính vừa chiến đấu vừa chăm sóc đồng đội, cố gắng đưa những chiến sĩ bị thương ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tác phẩm “Ngày trở về”

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 8

“Ngày trở về” là ngày 30/4/1975, thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của quân và dân ta sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 9

 Trong sa bàn, có thể thấy những hình ảnh cảm động về tình vợ chồng sắc son, tình mẫu tử thiêng liêng và cả tình đồng đội keo sơn trên chiến trường.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 10

 Điểm nhấn ấn tượng nhất chính là hình ảnh mẹ già ôm mặt người con trai bên cạnh chiếc xe tăng và một đứa trẻ. Tác giả Lê Xuân Giang cũng đã rất tinh tế khi thổi hồn vào khuôn mặt của người mẹ, đó là cảm xúc vui mừng, hạnh phúc và cũng vô cùng hạnh diện về người con người mình.

Tác phẩm “Sông nước miền Tây”

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 11

Tác phẩm “Sông nước miền Tây” mô phỏng chợ nổi nét văn hóa của người dân miền sông nước với mặt nước yên ả và 9 chiếc ghe chở đầy hoa quả.

“Phù thủy” sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây - 12

Tác giả đã nặn ra những nhân vật rất có hồn với nét biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt, song tất cả đều rất vui tươi, yêu đời. Trang phục của nhân vật cũng giản dị đậm chất miền Tây.

Tận mắt chiêm ngưỡng mô hình pháo Dora như thật giữa HN

Các loại mô hình vũ khí, khí tài hiện đại nhất thế giới như T-72B3, T-90, Su-30SM, Su-35, tàu chiến đã bất ngờ đồng loạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN