Phụ nữ Triều Tiên lăn lộn kiếm tiền nuôi gia đình

Ở Triều Tiên, phần lớn đàn ông phải phục vụ trong quân đội hoặc làm các công việc nhà nước lương thấp. Do đó, phụ nữ phải bươn chải, làm lụng đủ nghề để kiếm tiền nuôi sống cả gia đình.

Phụ nữ Triều Tiên lăn lộn kiếm tiền nuôi gia đình - 1

Một phụ nữ Triều Tiên đứng trước quầy hàng bán đồ lưu niệm

Viện Thống Nhất Quốc gia (KINU) của chính phủ Hàn Quốc cho hay, phụ nữ Triều Tiên kiếm hơn 70% thu nhập của gia đình do phần lớn đàn ông Triều Tiên phải phục vụ trong quân đội hoặc làm các công việc nhà nước lương thấp.

Họ phần lớn là các tiểu thương tại các khu chợ phi chính thức nở rộ ở Triều Tiên trong nhiều năm gần đây khi chính phủ "bật đèn xanh" cho sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường phi chính thức.

"Đàn ông chiến đấu trên mặt trận xã hội chủ nghĩa còn phụ nữ phải chật vật trên mặt trận cuộc sống", người phụ nữ trẻhọ Jung, 26 tuổi, đã đào tẩu khỏi Triều Tiên và hiện ở thành phố Seoul, Hàn Quốc chia sẻ.

Phụ nữ Triều Tiên lăn lộn kiếm tiền nuôi gia đình - 2

Phụ nữ Triều Tiên bươn trải kiếm tiền trong một khu chợ ở thành phố Razon

Jung bỏ trốn tới Hàn Quốc vào năm 2012 và thường xuyên gửi tiền về cho gia đình. Số tiền Jung gửi về giúp mẹ cô trang trải cuộc sống. Ở nhà, mẹ cô nuôi lợn và bán rượu ngô để nuôi cả gia đình.

 "Cha tôi làm việc cho cơ quan nhà nước mà không được trả lương. Ông phải làm việc gần như là vì trách nhiệm", Jung - người không dám công khai tên họ đầy đủ vì muốn bảo vệ người thân hiện vẫn ở Triều Tiên cho hay.
 

Không muốn chết đói và khát khao thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, ngày càng có nhiều phụ nữ Triều Tiên lao vào nền kinh tế thị trường phi chính thức để kiếm tiền nuôi sống gia đình.

Phần lớn họ trở thành các tiểu thương, mở quầy hàng buôn bán trong khoảng 400 khu chợ ở khắp Triều Tiên. Các tiểu thương muốn kinh doanh buôn bán đều phải nộp thuế. Do đó, trên thực tế, lời lãi mà các tiểu thương "buôn thúng bán mẹt" kiếm được không nhiều.

"Để sống nhàn hạ hơn ở đây, bạn nên bán đồ lặt vặt ở chợ; cưới một quan chức  giám sát hoạt động kinh hoanh, buôn bán trong chợ; hoặc làm việc cho doanh nghiệp nhà nước", Kim Min-jung, một người Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc tiết lộ.

Trong khi đó, bà Kim Eun-ju, người đứng đầu trung tâm chính trị và phụ nữ Hàn Quốc ở Seoul, thường gặp gỡ và nói chuyện với những người tị nạn Triều Tiên cho biết: "Chất lượng cuộc sống ở Triều Tiên phụ thuộc vào khả năng và kỹ năng kinh doanh, buôn bán của phụ nữ. Hiện giờ, đàn ông Triều Tiên thậm chí muốn tìm một người vợ đảm ở chợ".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Đăng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN