Nga đã làm châu Âu suy yếu và chia rẽ như thế nào?

Bằng tiền bạc và sức mạnh năng lượng của mình, Nga đã khiến châu Âu ngày một suy yếu và chia rẽ.

Trong một tuyên bố hồi đầu tuần tại thủ đô London, Thủ tướng Anh David Cameron đã lên tiếng rằng “sẽ không thể tưởng tượng nổi” khi người Anh bán tàu chiến cho Nga. Tuy nhiên bất chấp những tuyên bố từ đồng minh Anh, ngay lập tức, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã xác nhận việc nước này sẽ bán tàu chiến Mistral cho Nga theo hợp đồng.

Phản pháo lại tuyên bố của Thủ tướng Anh, Pháp tuyên bố “Có thể thấy nhiều chính trị gia Nga đang tìm cách tị nạn ở London, Thủ tướng Anh nên tìm cách làm trong sạch nội bộ của ông ấy.”

Bên nào đúng bên nào sai? Việc Pháp bán tàu chiến cho Nga để chống lại các đồng minh NATO ở vùng biển Baltic hay Biển Đen? Hay việc những “đại gia” của Nga sử dụng Anh để rửa tiền thông qua thị trường tài chính London?

Nga đã làm châu Âu suy yếu và chia rẽ như thế nào? - 1

Tổng thống Pháp Francois Hollande

Trong khi đây vẫn còn là cuộc tranh cãi thú vị giữa Anh và Pháp thì Nga lại tiếp tục là chủ đề chính trong các cuộc tranh luận của châu Âu về hành động bị coi là “xâm lược” của nước này tại miền Đông Ukraine.

Nhưng thực tế này cũng phản ánh đúng bản chất sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga đối với châu Âu, không chỉ với các quốc gia mạnh như Anh và Pháp và còn với cả các quốc gia nhỏ bé trong khu vực.

Mặc dù châu Âu chỉ xuất khẩu sang thị trường Nga 7%, nhưng lại chịu ảnh hưởng chính trị lớn từ Moscow do các các đối tác kinh tế của Nga tại châu lục này chủ yếu là các công ty lớn, thường là các công ty có liên quan đến dầu mỏ và khí đốt, có đóng góp lớn cho các đảng phái chính trị.

Có thể so sánh như sau, 100.000 thương nhân tại Đức và các nhà sản xuất kinh doanh tại Ba Lan cũng không thể có ảnh hưởng bằng tập đoàn E.ON Ruhrgas chuyên về năng lượng của Đức, có liên quan chặt chẽ với các nhà đầu tư của Nga.

Tất cả các ông chủ rượu vang và pho mát xuất khẩu của Italia cộng lại cũng không thể có tiếng nói trong giới chính trị gia bằng tiếng nói của ông chủ tập đoàn năng lượng Eni, tập đoàn khí đốt hàng đầu của Italia với những khách hàng lớn nhất từ Nga.

Còn tại Hà Lan, bất chấp sự giận dữ của người dân trước vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines tại Ukraine, mà chủ yếu nạn nhân trong đó là người Hà Lan, người ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của công ty dầu khí Royal Dutch Shell của nước này, mà trong bộ máy lãnh đạo của nó có các nhà đầu tư lớn người Nga.

Khi mới bắt đầu kinh doanh tại châu Âu vào những năm 1990, người Nga đã nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng của các công ty có sức ảnh hưởng tới chính trị. Kết quả là, họ đã bắt đầu mua cổ phần của rất nhiều công ty trong số này.

Nga đã làm châu Âu suy yếu và chia rẽ như thế nào? - 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Rosneft, công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Nga, hiện cũng đang là mục tiêu trừng phạt của Mỹ, gần đây đã mua tới 13% cổ phiếu của Pirelli, một công ty sản xuất lốp xe lớn của Italia.

Chủ tịch tập đoàn Rosneft, ông Igor Ivanovich Sechin, người bị từ chối thị thực vào Mỹ, hiện đang nắm giữ vị trí trong Hội đồng quản trị của Pirelli. Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hồi năm ngoái, nhân chuyến thăm tới Italia đã công bố một quỹ đầu tư Nga-Italia trị giá hàng tỷ euro. Và kết quả là, bất chấp các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây, Italia vẫn là quốc gia lớn nhất ủng hộ những lợi ích của Nga ở Ukraine.

Cùng với đó, những nỗ lực của Nga nhằm tăng cường sức ảnh hưởng với các quốc gia ở khu vực Đông Nam châu Âu cũng được đặc biệt chú ý như Serbia, Hungary, Hy Lạp.

Dự án Dòng chảy phương nam nhằm xây dựng đường vận chuyển khí đốt của Nga tới Trung Âu mà không đi qua Ukraine đã giành được sự ủng hộ của nhiều nước châu Âu khi nó mang lại những lợi ích nhất định cho những quốc gia mà đường ống này đi qua.

Còn về phương diện chính trị, Nga cũng thể hiện sư ủng hộ đối với các đảng cánh tả châu Âu, những đảng có vai trò “cản đường” trong nghị viện châu Âu, đồng thời tiến hành một cuộc “chiến tranh thông tin” tại nhiều cấp độ ở châu lục này. Còn với các quốc gia nhỏ hơn, các nhà đầu tư khôn khéo, am hiểu chính trị của Nga biết dùng sức mạnh của đồng tiền để tạo nên tiếng nói ở đây.

Với những chiến lược đầy khôn ngoan này , Nga đã tạo ra và duy trì một chiến lược thống nhất có liên quan tới chặt chẽ tới Moscow, và qua đó khiến Liên minh châu Âu trở nên suy yếu và chia rẽ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nhung (Theo NZHerald) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN