Luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng nói gì trước khi diễn ra phiên xét xử?

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã có buổi tiếp xúc lần cuối với ông Đinh La Thăng tại trại giam trước khi diễn ra phiên xét xử.

Luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng nói gì trước khi diễn ra phiên xét xử? - 1

Hơn 40 luật sư sẽ bào chữa trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Ngày 8/1 TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Mở đầu năm mới 2018, là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.

Trao đổi với báo Người Đưa Tin trước thời điểm xét xử, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Huy Thiệp và Cộng sự, đoàn Luật sư Hà Nội - luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng đã có những chia sẻ thẳng thắn.

Trước câu hỏi của PV “phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ được dư luận đặc biệt quan tâm. Là luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng, ông có chịu áp lực gì không?”, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho hay: “Với hơn 30 năm hành nghề, tôi không có vấn đề gì áp lực. Tôi chỉ mong mọi người hãy nhìn nhận, đưa tin, phân tích, nhận xét, phán xét đúng vấn đề, đừng vì một lý do nào đó mà thiên hướng sai. Tôi sẽ làm theo đúng luật, làm hết trách nhiệm với thân chủ của mình”.

Trong phiên toà này, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ được đảm bảo tối đa, theo luật sư Thiệp: “Suy đoán vô tội là nguyên tắc cần được tôn trọng vì nó đảm bảo tốt nhất quyền con người. Nó sẽ đảm bảo không có ai bị xét xử oan. Tuy nhiên, trước đây, trên thực tế, ở đâu đó, nguyên tắc này vẫn chưa được tôn trọng. Không chỉ trong phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng, tôi hy vọng trong thời gian tới, nguyên tắc này ngày càng được nâng cao”.

Một phiên tòa không có vành móng ngựa sẽ tốt hơn với người bị xét xử. “Về cảm quan, nhiều người thường nghĩ đứng trước vành móng ngựa thì nghiễm nhiên là có tội, nhưng nay theo mô hình phòng xử mới sẽ không còn vành móng ngựa nữa. Với người bị xét xử thì đó sẽ tốt hơn. Tạo ra tâm lý người ta đang được phán xét, chưa bị quy buộc là có tội. Cảm giác chưa bị có tội”, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho hay.

Trong việc  bảo vệ cho thân chủ  Đinh La Thăng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp tiết lộ: “Trong quá trình làm việc, về cơ bản tôi không có khó khăn. Mọi yêu cầu của công việc đều được đáp ứng. Tôi chỉ băn khoăn một điều về hội trường xét xử trong vụ án của ông Đinh La Thăng. Diện tích của hội trường Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội như vậy mà dồn hơn 40 luật sư sang một bên còn một bên là viện Kiểm sát thì không biết là sẽ bố trí như thế nào. Những luật sư ngồi cuối sẽ thực hiện quyền hành nghề ra sao? Với mô hình tòa án mới, thì đó là điều sẽ phát sinh bất cập".

Vị luật sư này cũng chia sẻ thẳng thắn: "Thay đổi về mô hình phòng xét xử là một điều rất tốt nhưng đó mới chỉ là hình thức. Tôi kỳ vọng phiên toà sẽ có sự thay đổi tư duy, quan điểm, phương pháp tranh luận".

Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm là một trong những phiên tòa xét xử đầu tiên áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018). HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử. Một trong những điểm mới là, mô hình  phòng xét xử mới. Theo đó, Hội đồng xét xử ngồi ở bục phía trên, phía dưới, Thư ký phiên tòa ngồi giữa, đại diện viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa và các luật sư tham gia bào chữa sẽ ngồi ngang hàng nhau. Các bị cáo sẽ không phải đứng trước vành móng ngựa và được đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội.

Thu hồi tài sản trong vụ án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Trong vụ án tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, các cơ quan tố tụng xác định Nhà nước bị thất thoát lên tới gần 120...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Chinh (Người đưa tin)
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN