"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa

Phóng viên Khampha.vn đã “đột nhập” bên trong tàu ngầmTrường Sa để tìm hiểu về con tàu được công bố sử dụng công nghệ AIP, công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP Thái Bình tỉnh Thái Bình), chủ nhân của con tàu cho biết, khi làm con tàu có nhiều người chê bai, nhưng ông vẫn luôn tin tưởng vào việc làm của mình.

Ông nói: “Mọi người cứ nghĩ đóng tàu ngầm phải là cái gì đó cao siêu lắm. Tôi nghĩ khác, quan trọng chỉ là cách làm thế nào để tàu ngầm có thể lặn lâu ở dưới nước và điều này công ty có khả năng làm được”.

Ông Hòa cho biết, tàu ngầm Trường Sa sử dụng động cơ đẩy khí độc lập (AIP). Khi động cơ nổ (tàu có 2 máy nổ diesel chạy cùng lúc) phải có không khí, nếu không có không khí thì động cơ sẽ chết. Khi áp dụng công nghệ này, không khí sẽ do máy nổ xả ra chạy qua bộ lọc để lọc hết tạp chất, đưa vào làm sạch, rồi bơm thêm ô xy, quay trở lại máy nổ và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới.

Điểm đặc biệt khiến nhiều người không khỏi sửng sốt chính là ở khả năng được công bố của tàu ngầm Trường Sa. Tàu ngầm có thể lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40 km/h).

Hình ảnh cận cảnh về tàu ngầm Trường Sa:

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 1

Tàu ngầm mang tên Trường Sa do ông Hoà chế tạo. Tàu có thể lặn được 15h, chạy 40km/h

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 2

Phần mũi của con tàu được sử dụng thép dày 15 li nhập từ nước ngoài. Nhìn bề ngoài, tàu có lớp sơn đó khá mịn.

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 3

Phần đuôi tàu ngầm Trường Sa có 2 chân vịt

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 4

Chân vịt của tàu làm bằng đồng. Các con ốc vít bắt cùng hệ thống chân vịt đều là loại ốc vít sản xuất ở trong nước.

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 5

Phần trục lắp bánh lái phía sau của con tàu. Bánh lái con tàu làm bằng sắt.

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 6

Phần nóc của tàu ngầm thiết kế trông giống tàu ngầm của nước ngoài

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 7

Phần giá đỡ phía dưới của tàu ngầm

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 8

Việc hàn gắn các thiết bị lắp ghép vỏ tàu do một công ty ở trong nước đảm nhận. Nhìn bề ngoài, vết hàn khá nhẵn và chắc chắn.

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 9

Bên trong tàu ngầm Trường Sa khá hẹp, chỉ chứa được 1 người khi tàu lặn.

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 10

Hai máy nổ diesel được đặt ở hai bên hông, gần phía đuôi con tàu

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 11

Công nhân lắp ráp hệ thống bi trục cho chân vịt

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 12

Bình chứa oxi bên trong con con tàu

"Đột nhập" tàu ngầm Trường Sa - 13

Bể nước 200 m3, có kích thước rộng 4m, dài 10m và cao 5m để đưa tàu ngầm mini vào kiểm tra hệ thống không khí, nổi lặn, thẩm thấu nước

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Nguyễn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN