Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm

Hằng năm, vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại xã đảo Tân Hiệp- Cù Lao Chàm, TP Hội An, Quảng Nam, người dân lại tổ chức lễ Giỗ Tổ nghề Yến. Với mục đích cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào.

Sáng sớm 28.4, đông đảo các cư dân vùng yến từ Bình Định, Khánh Hòa và người dân Quảng Nam tụ tập về Miếu tổ nghề Yến (thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp) để dự lễ Giỗ Tổ. Gìa có, trẻ có… ai ai cũng tụ tập từ rất sớm để dọn vệ sinh, trang hoàng khu vực cúng tế, bày biện lễ vật trên bàn thờ, khám thờ. Các vị cao niên trong làng và đại diện các tộc họ có liên quan đến nghề yến tập trung tại miếu tổ để cúng lễ.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 1

Rước lễ vật vào Miếu Tổ nghề Yến để chuẩn bị ngày Giỗ.

Ông Võ Nhâm (72 tuổi, thôn Bãi Hương) cho biết: “Miếu Tổ nghề Yến có từ lâu đời rồi, cứ đến mồng 10 tháng 3 âm lịch là bà con khắp nơi về đây để tổ chức Giỗ Tổ làng nghề. Để tưởng nhớ công ơn những người tạo nên nghề yến, an cư lạc nghiệp trên vùng đất đảo này, cư dân làm nghề xây dựng nên miếu và bảo quản, tu bổ hàng trăm năm qua”.

Theo ông Nhâm, lễ Giỗ Tổ nghề Yến là lệ định kỳ đã có từ hơn hàng năm qua nhằm tưởng niệm, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai sinh và phát triển nghề khai thác yến sào tại vùng biển Cù Lao Chàm. Những năm gần đây, Giỗ Tổ nghề Yến cũng là lễ cầu an đầu năm của dân làng Bãi Hương cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no sung túc; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo.

Khi đoàn nghinh thần quay về, chiêng trống trong Miếu Tổ nghề Yến bắt đầu nổi lên, chuẩn bị tiến hành lễ cúng âm binh diễn ra theo trình tự các nghi thức cổ truyền có xướng tế, chánh tế, có cổ nhạc, đọc văn tế… Sau đó là lễ tế lịch đại tổ nghề và chư vị thánh thần sông biển bảo trợ nghề: Đại Càn, Ngũ Hành tiên nương, Hà Bá.. được diễn ra rất trang nghiêm.

Sau lễ tế Tổ, người dân thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian để tăng thêm không khí sinh động cho ngày lễ hội.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Quyền Chủ tịch UBND thành phố Hội An, cho biết: “Năm nay, Giỗ Tổ nghề Yến được gắn kết tổ chức Lễ đón bằng công nhận 4 loài cây tại xã Tân Hiệp- Cù Lao Chàm là cây Di sản Việt Nam nhằm giới thiệu nghề truyền thống của cư dân vùng sông nước Hội An. Đồng thời vinh danh, quảng bá giá trị của cây xanh, phát huy những giá trị văn hóa và sinh thái đa dạng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, thành phố Hội An”.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 2

 Lễ cúng diễn ra trong không khí trịnh trọng, trang nghiêm.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 3

Các vị cao niên trong làng và những người có liên quan đến nghề yến đến dự ngày lễ.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 4

ảnh 4: Tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 5

Lễ vật để dâng thần.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 6

Miếu Tổ nghề Yến nơi tổ chức ngày Giỗ Tổ nghề Yến hằng năm.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 7

 Đọc văn tế.

Độc đáo lễ Giỗ Tổ nghề Yến của cư dân đảo Cù Lao Chàm - 8

Cầu mong biển trời phù hộ, cuộc sống yên bình, phồn thịnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dũ Tuấn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN