Chó cảnh "khủng", hung dữ: Ai quản?

"Một con chó bị cắn tóe máu, một người chủ cầm gậy đánh tới tấp để khơi dậy bản năng hoang dã của con chó. Điều đó thật đáng sợ!" - Các chuyên gia huấn luyện chó chia sẻ.

Những con chó cảnh khổng lồ nặng đến hàng chục kg ngày càng xuất hiện nhiều trên đường phố ở Hà Nội, Hải Phòng. Đáng nói trong số có cả những dòng chó thuộc loại rất hung dữ.

Chứng kiến một trận chọi chó Pit Bull ở Hà Nội, không ít người phải rùng mình táng đởm trước sự hung dữ của giống chó này. Điều gì xảy ra nếu những con chó mang bản năng hoang dã này tấn công con người?

Chó cảnh "khủng", hung dữ: Ai quản? - 1

Một con pit bull hung dữ bị xích trên đường phố Hà Nội

Trao đổi với PV, ông Cấn Văn Bình, Phó Chi Cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội cho biết, hiện không có quy định hạn chế nuôi chó mèo tại các gia đình. Nghị định 05 của Chính phủ quy định về phòng chống bệnh dại động vật đã chỉ rõ UBND cấp xã, phường có trách nhiệm quản lý đàn chó.

Tháng 8/2011, bé gái Ayen Chol (4 tuổi) sống tại Melbourne (Australia) bị một con chó Pit Bull của nhà hàng xóm cắn chết. Một người anh và em họ của bé gái cũng bị con chó này cắn gây thương tích.

“Chi cục Thú y cũng chưa biết có trò chọi chó tại Hà Nội”, ông Bình nói. “Nếu dắt chó ra đường, lập xới cho cắn nhau như vậy là không đúng quy định”. Theo quy định, chó ra ngoài đường phải có người dắt, phải rọ mõm, cấm thả rông.

Chiều qua (4-6), ông Bình đã yêu cầu các trạm thú y kiểm tra, rà soát sự việc. Nếu đúng như phản ánh, Chi Cục sẽ đề nghị các quận, huyện có biện pháp xử lý.

Về thú chơi chọi chó, ông Nguyễn Mạnh Hà - Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PDS cho hay: Hiện pháp luật chưa có quy định cấm chọi chó. "Cá nhân tôi không ủng hộ trò chọi chó. Tôi coi chó như bạn, như người, và không muốn chứng kiến bạo lực như thế. Điều đó không tốt cho giáo dục con người. Ngoài ra nó có thể dẫn đến tiêu cực như nạn cờ bạc, cá độ... Trên thế giới, trò chọi chó cũng chưa được đất nước nào công nhận là một trò chơi hay môn thi đấu cả. Nhưng sở thích mỗi người, tôi hoàn toàn tôn trọng", ông Hà nói.

Chó cảnh "khủng", hung dữ: Ai quản? - 2

Chó cảnh "khủng", hung dữ: Ai quản? - 3

Chó cảnh "khủng", hung dữ: Ai quản? - 4

Những chú chó tại Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PDS

Là chuyên gia huấn luyện cho lâu năm ở Trung tâm, ông Hà Đạt Hảo nói: "Ở đây vẫn huấn luyện một số loại chó về khả năng chiến đấu. Nhưng đối với trò chọi chó, chứng kiến cảnh chó cắn nhau tôi cảm giác rất ghê rợn!".

"Anh thử tưởng tượng cảnh một con chó bị cắn tóe máu ra, dính vào lông của con chó kia. Khi đó, nó sẽ bị khơi dậy bản năng hoang dã một cách đáng sợ. Hơn nữa, anh không thể tưởng nổi hình ảnh một con chó sau khi cắn nhau bị thương bê bết máu. Trông nó đáng thương vô cùng!".

Về phương pháp nuôi dạy chó, ông Hà cũng cho hay, ở Việt Nam chưa có quy định nhưng tại nhiều nước, người ta nghiêm cấm việc hành hạ súc vật. Chủ nhân có hành vi đánh đập chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 6 Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật, quy định về việc nuôi chó.

Chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.

2. Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lệ Vân ([Tên nguồn])
Hiểm họa khi nuôi chó dữ trong nhà Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN