Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng

2 tàu pháo-tên lửa hiện đại đầu tiên đóng tại Việt Nam theo công nghệ của Nga mang tên HQ-377 và HQ-378 đã được biên chế cho Vùng 2, Hải quân Việt Nam. Tàu được trang bị tên lửa Kh-35 Uran-E có khả năng đánh chìm chiến hạm 5.000 tấn.

Sáng nay 17/7, tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), Vùng 2 Hải quân đã tổ chức Lễ tiếp nhận 2 tàu pháo-tên lửa mang tên HQ-377 và HQ-378 thuộc Lữ đoàn Tàu pháo-tên lửa 167 Hải quân. Đại tá Lương Việt Hùng, Tư Lệnh Vùng 2 Hải quân, chủ trì buổi lễ.

Đây là 2 trong số 6 tàu pháo-tên lửa hiện đại lớp 1241.8 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga. Hai tàu tên lửa này thuộc lớp 1241.8 do Viện thiết kế Almaz (LB Nga) thiết kế, có lượng giãn nước lớn nhất 563 tấn.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trên 2 tàu, Đại tá Lương Việt Hùng khẳng định: “Tiếp nhận 2 tàu cho Lữ đoàn 167 là một bước tiến mới trong lộ trình của Vùng 2 nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung tiến thẳng lên hiện đại”.

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 1

Thêm 2 tàu pháo-tên lửa hiện đại HQ-377 và HQ-378 trang bị cho Hải quân

Đại tá Lương Việt Hùng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ trên 2 tàu nhanh chóng làm công tác chuẩn bị mọi mặt để bước vào huấn luyện làm chủ các loại phương tiện vũ khí kỹ thuật trên tàu và tiến tới làm chủ hoàn toàn con tàu trong thời gian sớm nhất.

Tàu tên lửa này thuộc lớp 1241.8 là một trong những loại tàu có thiết kế phức tạp thể hiện thành tựu mới nhất của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.

Hệ thống hỏa lực trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên đến 130 km.

Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu còn được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M với tốc độ bắn lên đến 5.000 phát/phút.

Sau lễ thượng cờ 2, tàu HQ-377 và HQ-378 sẽ được đưa vào huấn luyện ngay để các cán bộ, thủy thủ thuộc biên chế trên 2 tàu này nhanh chóng làm chủ con tàu góp phần ngay vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Một số hình ảnh tại lễ tiếp nhận 2 tàu pháo-tên lửa HQ-377 và HQ-378:

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 2

Toàn cảnh lễ tiếp nhận 2 tàu HQ-377 và HQ-378

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 3

Đại tá Lương Việt Hùng, Tư Lệnh vùng 2 Hải quân, trao quốc kỳ và Hải kỳ cho thuyền trưởng, chính trị viên 2 tàu

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 4

Thuyền trưởng, Chính trị viên Tàu HQ-377 chuẩn bị lên tàu kéo cờ

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 5

Quốc kỳ, Hải kỳ tung bay trên Tàu HQ-377

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 6

Thiếu tá Phạm Tiến Dũng, Thuyền trưởng Tàu HQ-378, báo cáo kết quả thực hiện kéo cờ

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 7

Các đại biểu quan sát pháo hạm tự động AK-176M

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 8

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 9

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 10

Cận cảnh 8 ống phóng tên lửa Kh-35 Uran-E trên tàu HQ-377

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 11

Phóng tên lửa Kh-35 từ tàu HQ-377

Cận cảnh 2 tàu pháo-tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng - 12

Cận cảnh phóng tên lửa Kh-35 từ tàu HQ-378

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Hà (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN