Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray

Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại huyện Thường Tín (Hà Nội) ngày 24/10 vừa qua một lần nữa là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa tai nạn tại các đường ngang giao cắt đường sắt, nhất là khu vực đường ngang dân sinh.

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 1

Dù đèn cảnh báo đã bật sáng, chuông báo động kêu nhưng nhiều người vẫn cố tình vượt đường ngang trước mũi tàu hoả.

Khoảng 5h30 sáng ngày 24/10, trên Quốc lộ 1A địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín, xe ôtô CRV chở theo 7 người băng qua đường sắt đúng lúc đoàn tàu khách hướng về trung tâm Hà Nội chạy đến. Cú va chạm mạnh giữa hai phương tiện khiến ôtô bị vò nát và bật ra bên đường. 6/7 người ngồi trên xe đã tử vong sau đó do vết thương quá nặng, một người duy nhất còn sống sót hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do tài xế xe con cố tình băng qua đường sắt khi tàu đã chạy tới rất gần. Trước khi va chạm, lái tàu đã bấm còi, phanh tàu nhưng không kịp.Vụ tai nạn nghiêm trọng này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về hiểm họa tại các đường ngang giao cắt đường sắt, nhất là đường ngang dân sinh.

Tuy nhiên, những tai nạn thương tâm như thế này dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh nhiều người khi tham gia giao thông qua những cung đường nguy hiểm. Phần lớn những vụ tai nạn xảy ra do ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Mặc dù tại hầu hết những điểm giao cắt đều có biển cảnh báo nguy hiểm, thiết bị cảnh báo tự động hay thậm chí là các chốt gác chắn nhưng  một số người tham gia giao thông vẫn "đánh cược" với mạng sống, cố tình băng qua đường sắt.

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 2

Một đoạn đường ngang cắt đường sắt không có rào chắn ngay tại thủ đô Hà Nội.

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 3

Người dập tập thể dục ngay trên đường ray tàu hoả

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 4

Dọc khu vực đường Ngọc Hồi tới ga Văn Điển có tới hàng trăm đường ngang dân sinh không có rào chắn hay người gác chắn, mà chỉ có thiết bị cảnh báo tự động dù lưu lượng người tham gia giao thông qua đây là rất lớn

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 5

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 6

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 7

Đường ngang dân sinh không có rào chắn, sự an toàn tính mạng phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người tham gia giao thông

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 8

Người dân buôn bán, sinh sống sát cạnh đường ray tàu hoả, vi phạm hành lang an toàn đường sắt

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 9

Xe ôm dựng xe máy tràn lan trên đường sắt trước cổng Bệnh viện Bạch Mai (trên đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng)

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 10

Hàng quán bán trên đường sắt, khách hàng phải ngồi trên đường ray tàu hỏa uống nước ngay cổng Bệnh viện Bạch Mai

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 11

Các đường ngang qua đường sắt ở Hà Nội luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Trong ảnh, đường sắt chạy qua khu dân cư đông đúc trên đường Lê Duẩn. Tại điểm giao giữa đường tàu và đường dân sinh không có rào chắn, nhà cửa che chắn làm khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 12

Cung đường sắt chạy dài quanh Hà Nội gần 20km, len qua nhiều dãy phố, khu dân cư nội đô. Người dân sống ở khu vực "xóm đường tàu" làm việc, kinh doanh ngay trên đường ray tàu hỏa

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 13

Một hộ dân trồng cả rau ngay sát đường ray trên đường Giải Phóng

Ảnh: Tàu hỏa sầm sập lao tới, dân vẫn vô tư vượt đường ray - 14

Nhiều đoạn, đường sắt là điểm tập kết rác của người dân

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú - Việt Linh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN