Trung Quốc có thể đối mặt với đại khủng hoảng

Những dấu hiệu hoảng loạn trên thị trường chứng khoán cho thấy quốc gia đông dân nhất hành tinh có nguy cơ đối mặt một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như từng xảy ra với nước Mỹ cách đây gần 100 năm.

Trung Quốc có thể đối mặt với đại khủng hoảng - 1

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngập trong sắc đỏ.

Mùa hè 2016 là một thời điểm bất thường với Trung Quốc khi thị trường chứng khoán sụt giảm 30% giá trị. Báo Telegraph của Anh cho rằng kinh tế Trung Quốc hiện nay tương đồng với nước Mỹ trong cuộc Đại suy thoái năm 1929. Sau 10 năm tăng trưởng phi mã, Trung Quốc bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa nghiêm trọng.

Góp phần không nhỏ cho kinh tế Trung Quốc cất cánh là tăng trưởng tín dụng. Nước Mỹ đầu thế kỉ 20 cũng tăng trưởng rất mạnh. Thị trường bất động sản ở quốc gia đông dân nhất hành tinh đang xuất hiện “bong bóng” và có thể “vỡ” bất kì lúc nào.

Cũng giống như Mỹ tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp khiến các hộ gia đình đầu tư, chạy theo lợi nhuận, Trung Quốc hiện nay đang có luồng di cư rất lớn từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.

Việc phát triển nóng trong vài thập kỷ đã khiến Trung Quốc phải tìm mọi cách thức để giải quyết tình trạng thặng dư công nghiệp tồi tệ. Điểm khác biệt duy nhất của kinh tế Trung Quốc là tính tập trung, kế hoạch thay vì tuân thủ quy tắc thị trường.

Khi thấy dấu hiệu hoảng loạn trong thị trường chứng khoán tuần qua, các “hàng rào ngăn lửa” đã được lập ra. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lại dùng tiền công để xử lý khủng hoảng thay vì tiền tư như ở Mỹ năm 1929.

Trung Quốc cũng có cách giải quyết khủng hoảng rất kì lạ: tăng thêm vấn đề cho lĩnh vực vàng, bất động sản để phớt lờ mối lo thị trường chứng khoán. Tuy nhiên khi hai thị trường này bị hãm tăng trưởng, tiền lại chảy vào chứng khoán. Hệ quả là thị trường chứng khoán bùng nổ lại khiến nợ thêm chồng chất.

Bài học từ khủng hoảng năm 1929 cho thấy nếu lĩnh vực ngân hàng sụp đổ thì khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra. Chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn nắm trong tay nhiều công cụ xử lý các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng hoạt động ngầm.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt ngưỡng. Hiện nay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khuyến khích dân mua hàng trong nước để kích cầu tiêu dùng. Vấn đề nằm ở chỗ quá trình chuyển đổi từ mô hình chuộng xuất khẩu sang mô hình tăng sức mua không hề dễ dàng chút nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - Telegraph ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN