TQ toan tính gì khi lập trạm dự báo sóng thần Biển Đông?

Người đứng đầu cơ quan hàng hải Trung Quốc mới đây thông báo nước này đã thiết lập một trung tâm cảnh báo sóng thần ở Biển Đông, một động thái cần được theo dõi thận trọng.

TQ toan tính gì khi lập trạm dự báo sóng thần Biển Đông? - 1
Đảo nhân tạo xây trái phép tại biển Đông

Theo Reuter, Wang Hong, giám đốc Cục Quản lý hàng hải quốc gia phát biểu với các phóng viên bên lề cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc rằng trung tâm này đã bắt đầu hoạt động dù vẫn đang trong thời gian hoàn thiện: "Chúng tôi sẽ phát các cảnh báo sóng thần cho cộng đồng quốc tế bao gồm các nước ngoại vi vùng Biển Đông. Hợp tác ở vùng biển này là mục tiêu quan trọng, và chúng tôi hy vọng sẽ cùng các quốc gia xây dựng không gian hòa bình và trung lập"

Nhưng không phải ai cũng tin những phát ngôn của Trung Quốc. Theo tờ The Diplomat, đằng sau  việc trung tâm này dường như có ý định không trong sáng (dù chưa rõ ràng), giống như các hoạt động trái phép khác của Trung Quốc tại biển Đông.

Ý tưởng xây dựng trạm cảnh báo sóng thần không mới, mà đã có từ nhiều năm nay. Sau khi trận sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004 làm 230.000 người thiệt mạng tại 14 quốc gia, các bộ phận của Liên Hợp Quốc và UNESCO cùng Ủy ban Hải dương liên chính phủ (IOC) đã bắt tay vào thiết lập các trung tâm cảnh báo và hệ thống mạng PTWS (trao đổi thông tin về sóng thần) nhằm đẩy mạnh trao đổi dữ liệu nhằm nhanh chóng phát hiện thiên tai.

Nhiều trung tâm được thiết lập để phát cảnh báo tới nhiều nước. Trong đó có Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương tại Hawaii và Cơ quan khí tượng Nhật Bản ở Tokyo phụ trách biển Đông. Từ sau đó tới năm 2013, Trung Quốc đề nghị xây dựng trung tâm riêng tại biển Đông trong nhiều cuộc họp tại Liên Hợp Quốc, và được IOC thông qua. Như vậy trên danh nghĩa trạm cảnh báo này được xây đúng vai trò nằm trong mạng lưới PTWS. 

TQ toan tính gì khi lập trạm dự báo sóng thần Biển Đông? - 2
Dù khẳng định việc bồi đắp đảo phục vụ mục đích dân sự, Trung Quốc đã đưa vũ khí ra chứng tỏ ý định trái ngược

Điều đáng chú ý là, trung tâm cảnh báo sóng thần thường không phụ trách một nước hay một vùng biển riêng, cũng như PTWC Mỹ phát thông báo tới các nước Thái Bình Dương còn Nhật phát cảnh báo cho biển Đông và biển Carribe. Trong khi đó, có vẻ như trạm của Trung Quốc chỉ cảnh báo riêng vùng Biển Đông, và điều này không bình thường.

Trong khi chưa có hành động nào cụ thể thì nhiều người ngờ rằng trạm cảnh báo sóng thần này nằm trong mục tiêu bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Nhiều hãng tin cũng cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng trạm này để ngụy biện về quyền tài phán trong vùng biển tranh chấp, thể hiện sự ngoan cố trong việc chiếm lãnh thổ trái phép.

Điều này không hề khó tưởng tượng. Năm ngoái Bắc Kinh cũng công bố các "dịch vụ dân sự" như dự báo thời tiết hay cứu nạn hàng hải để bao bọc cho lý do xây dựng đảo trái phép tại biển Đông. Trên thực tế, trạm cảnh báo có thể thực sự chỉ làm đúng chức năng như các đơn vị tương đương trong mạng lưới PTWS nhưng các nước vẫn nên thận trọng theo dõi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mẫn Di ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN