"Rồng lửa" S-300 Nga nổ khi phóng, phá tan xe điều khiển

Tên lửa phòng không hiện đại S-300 Nga gặp sự cố trong một cuộc diễn tập quân sự, phá tan xe phóng trị giá gấp 150 lần quả tên lửa.

Theo Jerusalem Online (Israel), sự cố xảy ra hồi tháng 8 nhưng gần đây mới được tiết lộ thông tin chi tiết. Trong đoạn video, tên lửa đẩy khỏi bệ phóng nhưng không kích hoạt được động cơ, rơi xuống phát nổ, tạo nên lửa cháy với cột khói lớn.

S-300 là một trong những hệ thống phòng không uy lực nhất của Nga mà phương Tây luôn dè chừng. Hệ thống sử dụng thuật “phóng nguội” (cold launch), dùng khí nén đẩy lên lửa lên trời trước khi động cơ kích hoạt.

"Rồng lửa" S-300 Nga nổ khi phóng, phá tan xe điều khiển - 1

Khoảnh khắc ngay trước khi hệ thống S-300 gặp sự cố.

Kiểu phóng này có ưu điểm là không đòi hỏi vật liệu chế tạo ống phóng phải chịu được nhiệt độ cao của động cơ tên lửa. Nhưng nếu động cơ gặp sự cố, tên lửa rơi xuống gây hư hại nặng nề cho xe phóng.

Dù Bộ Quốc phòng Nga không chính thức lên tiếng xác nhận nhưng sự cố được cho là xảy ra ở trường bắn tại Astrakhan Oblast. Khu vực này là nơi diễn ra cuộc diễn tập quân sự từ ngày 31.7-7.8, với sự tham gia của lực lượng Nga, Belarus, Kazakhstan và Trung Quốc. Nội dung chính của cuộc diễn tập là kiểm tra khả năng phòng không, đặc biệt là hệ thống S-300.

"Rồng lửa" S-300 Nga nổ khi phóng, phá tan xe điều khiển - 2

Xe phóng cháy đen sau sự cố.

Hình ảnh và video rò rỉ từ khu vực này cho thấy tên lửa trị giá 1 triệu USD đã phá tan xe phóng đắt gấp 150 lần. Các nhà phân tích quân sự đã kiểm tra kỹ đoạn video và đi đến kết luận, vụ việc xảy ra ở trường bắn Astrakhan Oblast. Hệ thống gặp sự cố chính xác là S-300 chứ không phải bất cứ tổ hợp tên lửa nào khác.

Một số hệ thống phòng không S-300 hiện đang trực chiến ở Syria, trong cuộc xung đột đẫm máu chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nga cũng bán nhiều thành phần của S-300 cho Iran.

"Rồng lửa" S-300 Nga nổ khi phóng, phá tan xe điều khiển - 3

Ống phóng bị hư hại đến mức không còn có thể sử dụng được.

Sự hiện diện của hệ thống phòng không hiện đại này ở Trung Đông khiến cho phương Tây, đặc biệt là Israel hết sức lo ngại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Jersusalem Online ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN