Nơi trứng có thời quý hơn vàng

Người tìm hiểu lịch sử hẳn biết tới cơn sốt vàng San Francisco hồi thế kỷ 19, tuy nhiên còn sự kiện khác điên cuồng không kém xảy ra trong cùng thời điểm, đó là cơn sốt trứng.

Nơi trứng có thời quý hơn vàng - 1
Đảo Farallon 

Hàng nhóm người đào vàng trong khu vực hồi năm 1850 đều cần phải ăn uống, đặc biệt là protein để đảm bảo sức khỏe. Cho tới khi nguồn thức ăn khan hiếm, họ tìm tới đảo Farallons, tách biệt với thế giới, giữa những đàn cá mập trắng và sư tử biển.

Dù chỉ cách Cầu Cổng Vàng hiện nay khoảng 50 km, đó vẫn là vùng nước dữ. Dù hoang vu đầy sỏi đá, nơi này có thứ mà phu vàng cần. Đây là nơi sinh sống của những loài chim lớn nhất nước Mỹ, và chúng đẻ những quả trứng cực giàu protein. Tuy nhiên, thu hoạch trứng không phải dễ. Đảo không hề có bờ biển, kể cả neo những thuyền nhỏ cũng ẩn giấu nhiều nguy hiểm.

Trong khoảng 1849 tới 1854, hàng ngàn phu vàng từ khắp nơi trên thế giới tụ tập ở San Francisco, kéo theo hàng loạt sòng bạc, trại và nhà thổ. Lý do là vì những con buôn lâu năm cảm thấy "đào mỏ" những phu vàng này còn dễ hơn cả đào vàng. Sau những ca làm việc, tất cả tập trung ăn uống vui chơi. Trứng trở thành một nguồn thực phẩm hiếm thời bấy giờ. Tất cả gà, chim chóc và trứng trên bờ đã bị săn tiệt, nên đương nhiên người ta tìm đến Farallon.

Nơi trứng có thời quý hơn vàng - 2
Murre là loài có ngoại hình giống chim giống cánh cụt 

Nhà "khởi nghiệp" với trứng đầu tiên là dược sĩ Doc Robison, cùng em rể là Orin chèo thuyền ra đảo Farallon lấy trứng chim murre về đất liền bán lại cho các nhà hàng và tạp hóa. Đó là công việc nguy hiểm, vì chim murre làm tổ trên các vách đá hẹp, đứng giống như chim yến. Sau khi kiếm được 3.000USD, số tiền khổng lồ thời bấy giờ, hai anh em không ra đảo lần nào nữa, mô tả đó là "trải nghiệm kinh khủng khiếp".

Tuy nhiên, họ không ngờ rằng thành công của mình đã châm ngòi cho "cơn sốt trứng".

Trứng murre to gấp 2 lần trứng gà, có chóp hơi nhọn và màu ánh xanh bắt mắt. Khi chiên lên, chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc lỏng và nhày, lòng đỏ đậm không quá ngon mắt. Năm 1951, 6 người thành lập công ty Pacific Egg Co., tuyên bố sở hữu độc quyền Farallon. Tới tháng 5, mùa trứng nở, họ thuê từ 10-30 người, chủ yếu mang quốc tịch Ý và Hy Lạp chèo thuyền tới đảo, trèo lên những vách đá. Dù bị những con bồ nông tấn công, họ khá cứng đầu và nhặt những quả trứng chiến lợi phẩm vào túi.

Nơi trứng có thời quý hơn vàng - 3

Nơi trứng có thời quý hơn vàng - 4
Người thu hoạch và buôn trứng Murre 

Việc kinh doanh này dần nổi tiếng vào lúc một ngọn hải đăng được dựng trên Farallon. Hàng trăm thuyền kéo đến hòn đảo và phải đối phó với những nhân viên vô cùng hung dữ. Tới một ngày nọ đã có súng nổ khiến Edwin Perkins của công ty trứng thiệt mạng. 5 người trên thuyền đã bị bắn và phải ra khơi lánh nạn. Cuối cùng, việc khai thác trứng được đặt dưới sự quản lý của chính quyền, nhưng lại giao cho nhà hải đăng quản lý, nên nhóm này nhanh chóng mở một "chợ đen" kinh doanh trứng.

Việc khai thác cạn kiệt này đã khiến số lượng chim murre trên đảo từ 400.000 vào năm 1850 giảm xuống còn 6.000.  Nhà báo Gary Kamiya, nhận xét rằng vào thời kỳ đó, bất kỳ món bánh trái nào liên quan tới trứng đều có thành phần trứng chim murre.

Nhưng hiện giờ, ngành gia cầm đã phát triển mạnh, trứng murre không còn bị săn tìm như trước. Đảo Farallon giờ là địa điểm quan sát cuộc sống hoang dã của chim muông bởi các nhà khoa học, đồng thời họ cũng tìm cách khôi phục những loài hiếm còn sống trên đảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mẫn Di - Theo NPR ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN