Áp lực từng đè nặng người khởi xướng vụ kiện Biển Đông

Cựu Tổng thống Philippines vượt qua nhiều sức ép, rào cản dư luận để kiện Trung Quốc về các tranh chấp trên Biển Đông.

Áp lực từng đè nặng người khởi xướng vụ kiện Biển Đông - 1

Cựu Tổng thống Philppines Bengino Aquino là người khởi xướng vụ kiện lịch sử.

Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố phán quyết lịch sử của tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) là “chiến thắng cho tất cả”. Ông Benigno là người đã chỉ đạo vụ kiện  "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Quyết định khởi kiện Trung Quốc không hề dễ dàng với cựu Tổng thống Philippines. Hiện nay, Philippines vẫn là một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Philippines, theo số liệu chính phủ Manila cung cấp tháng 9.2015.

Trung Quốc cũng là nơi 1,5% dân số Philippines sinh sống. Nhiều người Philippines gốc Trung Quốc cũng gây sức ép lớn lên vụ kiện lần này, trong đó đáng chú ý có hai người giàu có bậc nhất Philippines là tỉ phú Henry Su và Lucio Tan.

Ông Aquino cũng xuất thân từ một gia đình gốc Trung Quốc. Gia tộc Cojuangco là một nhánh của dòng họ nhập cư gốc Hoa Co Yu Hwan tới Philippines vào năm 1861.

Trả lời trên Rappler, Aquino nói rằng ban đầu ông rất lo ngại khi khởi kiện Trung Quốc: “Tôi không nói rằng tôi sợ phiền phức, tuy nhiên tôi không hiểu chính xác chuyện gì xảy ra nếu kiện Trung Quốc. Đối mặt với Trung Quốc thì quốc gia này sẽ phản ứng thế nào?”.

Tuy nhiên, chính trị gia Philippines nói ông tin tưởng vì nhiều ủng hộ ông, rằng nếu ông đưa cho họ bằng chứng, lí lẽ hợp lý, họ sẽ hiểu. Ông tin vào sự hỗ trợ của người dân.

Aquino là tổng thống đầu tiên của Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Chính quyền Aquino quyết định khởi kiện Trung Quốc sau khi mâu thuẫn xảy ra giữa tàu cá Trung Quốc và Philippines ở khu vực bãi Scarborough thuộc miền tây biển Philippines tháng 4.2012. Vụ kiện chính thức được xem xét từ ngày 22.1.2013.

Khi khởi kiện, Philippines cũng chấm dứt các cuộc hội đàm song phương với Trung Quốc mặc dù đàm phán là cách mà Trung Quốc rất thích để gây áp lực cho đối phương.

Áp lực từng đè nặng người khởi xướng vụ kiện Biển Đông - 2

Ảnh vệ tinh bãi cạn Scarborough, nơi xảy ra tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, châm ngòi cho vụ kiện Biển Đông

Khi đó, Tổng thống Aquino khẳng định ông muốn tìm một giải pháp lâu dài cho vấn đề ở Biển Đông. Vụ kiện sẽ giúp Philippines “thương lượng ở vị trí cao hơn” khi quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, theo lời cựu Ngoại trưởng nước này ông Charles Jose. 

Quyết định đưa Trung Quốc ra tòa là một sự thay đổi cuộc chơi nhưng cựu Tổng thống Aquino nói rằng “thay đổi này không dễ dàng chút nào”. Ông nói: “Tôi dĩ nhiên rất vui vì các lí lẽ đưa ra được tòa án chấp thuận”.

Cựu Tổng thống Philippines nói: “Lúc này, tôi nghĩ rằng thay vì xem đây là chiến thắng lịch sử cho chúng ta thì hãy coi đây là một phán quyết đúng đắn cho tất cả mọi người. Tôi nói như vậy vì sự minh bạch hiện nay được thực hiện dưới điều kiện tốt hơn cho phép các quốc gia khởi kiện lẫn nhau, buộc phải tuân thủ luật pháp quốc tế một cách chân tình và bình đẳng”.

Ông Benigno nói chính quyền của ông đã gặp phải rất nhiều áp lực sau khi khởi kiện Trung Quốc năm 2013: “Tuy nhiên cuối cùng, chúng tôi vẫn đứng vững”.

Ông nhắc lại lời Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư của Philippines ở vụ kiện, rằng kết quả này có tác động mạnh tới những quốc gia tranh chấp chủ quyền trên biển như Philippines.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Rappler ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN