Mặt trời trở thành thấu kính “soi” người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học Mỹ đặt ra kế hoạch tham vọng khi sử dụng Mặt trời làm thấu kính khổng lồ, soi rõ thế giới người ngoài hành tinh mà con người chưa từng nhìn thấy.

Mặt trời trở thành thấu kính “soi” người ngoài hành tinh? - 1

Các nhà khoa học có kế hoạch khai thác hiệu ứng đặc biệt từ hệ Mặt trời.

Theo Daily Mail, đây là kế hoạch được hé lộ bởi các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA. Nếu thành công, thấu kính khổng lồ sẽ giúp con người khám phá các hành tinh với độ nét chưatừng thấy, giúp hé lộ “đặc điểm bề mặt và dấu hiệu sự sống”.

Trong khi các kính viễn vọng hiện nay chỉ thu được hình ảnh độ phân giải rất nhỏ đối với cách hành tinh ở xa. Nếu lợi dụng Mặt trời làm thấu kính, con người có thể thu được hình ảnh sắc nét gấp 1000 lần.

Các nhà khoa học NASA đặt mục tiêu đưa kế hoạch tham vọng này vào thực tế ngay trong năm 2050.

"Mặt trời vốn là một trường trọng lực khổng lồ, có thể thu hút ánh sáng từ những nơi xa nhất, gọi là hiện tượng Thấu kính hấp dẫn (SGL)", nhóm nghiên cứu viết.

Dựa vào hiện tượng đó, các chuyên gia dự định sẽ thiết lập một thấu kính quang học để thu được hình ảnh từ những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời (exoplanet) tương tự như Trái đất.

Theo thuyết tương đối của Einstein, lực hấp dẫn tạo ra các đặc tính khúc xạ trong không gian, thời gian. Do đó, những vật có trọng lượng lớn như Mặt trời, có thể được coi là một thấu kính nếu bẻ cong ánh sáng.

Mặt trời trở thành thấu kính “soi” người ngoài hành tinh? - 2

Thấu kính sẽ chỉ hoạt động hiệu quả ở khu vực màu da cam.

“Các tia sáng đi qua sẽ chệch hướng bởi lực hấp dẫn xung quanh thấu kính, chúng sẽ hội tụ lại tại điểm tiêu cự”, các nhà khoa học giải thích. “Và trong hệ Mặt trời, chỉ có Mặt trời là hành tinh duy nhất có đủ khối lượng để tiêu cự nằm trong khoảng cách mà các nhà khoa học có thể đặt được thấu kính”.

Nếu thành công, chúng ta có thể thu được những hình ảnh và quang phổ có độ phân giải lên tới 1.000x1.000 pixel, nhóm nghiên cứu nói thêm.

Nhưng kế hoạch táo bạo này cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Thấu kính sẽ chỉ hoạt động hiệu quả ở điểm nối giữa hệ Mặt trời với vũ trụ bên ngoài. Điểm này xa hơn quỹ đạo của sao Diêm vương tới 14 lần.

Hiện nay, tàu vũ trụ Voyager 1 du hành không gian xa nhất, mới chỉ đạt được 1/5 khoảng cách này trong 50 năm qua.

Nếu như NASA áp dụng công nghệ động cơ đẩy hiện đại nhất, phi thuyền mới có thể bắt kịp Voyager 1 sau vài năm. Nhưng vẫn sẽ phải mất thêm 50 năm nữa mới có thể tiếp cận đến điểm đặt thấu kính.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN