"Loa chiến" giữa Triều Tiên - Hàn Quốc: Ai mạnh hơn?

Hàn Quốc đang dùng dàn loa “khủng” ngày đêm phát nhạc K-pop và thông tin tuyên truyền qua biên giới đáp nhằm đáp trả hành động “thử bom nhiệt hạch” của Triều Tiên. Mới đây, Triều Tiên cũng đưa dàn loa ra đấu lại.

Phía Hàn Quốc, các nội dung tuyên truyền đã phong phú và khôn khéo hơn so với lần "loa chiến" hồi tháng 8.2015, sau khi 2 bên đấu pháo. 

Chương trình của Hàn Quốc bao gồm dự báo thời tiết, thông tin hữu ích mà chắc chắn binh lính Triều Tiên sẽ nghe, tin tức của hai nước và cả trên thế giới vốn bị kiểm duyệt chặt, phim truyện, thảo luận dân chủ, nền tư bản và cuộc sống tại Hàn Quốc, cũng như bình luận chỉ trích về quan liêu và lãnh đạo tại Triều Tiên.

"Loa chiến" giữa Triều Tiên - Hàn Quốc: Ai mạnh hơn? - 1

Binh sĩ Hàn Quốc bên cạnh dàn loa

Dàn loa cũng phát Kpop đang làm mưa làm gió tại châu Á, vốn bị cấm ở Triều Tiên, bao gồm các ban nhạc trẻ như Apink hay Big Bang. Đại diện quân sự Hàn Quốc cho biết chương trình kéo dài từ 2 tới 6 tiếng rải rác khắp ngày đêm với giờ giấc không cố định.

Độ vang của âm thanh phụ thuộc vào địa hình, điều kiện thời tiết, cao nhất là 10km trong ngày và 24km vào ban đêm, tức là vào tận khu công nghiệp Kaesong. Người dân và quân đội Triều Tiên hoàn toàn nằm trong tầm "phủ sóng" của dàn loa này.

"Loa chiến" giữa Triều Tiên - Hàn Quốc: Ai mạnh hơn? - 2

Dàn loa được thiết kế bởi các kỹ sư

"Loa chiến" giữa Triều Tiên - Hàn Quốc: Ai mạnh hơn? - 3

Loa của Hàn Quốc được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với Triều Tiên

Nội dung của Triều Tiên khó nghe hơn, có thể là do thiết bị chất lượng thấp, tập trung vào lên án gay gắt Seoul và các đồng minh. Thông tin có lẽ không nhằm tuyên truyền mà chỉ để át đi tiếng nhạc từ phía Hàn Quốc. Hiện tại, quốc gia này cũng bắt đầu mở rộng tuyên truyền từ 2 lên vài trạm mới.

Sau khi ngừng việc phát thanh vào năm 2004, Hàn Quốc khởi động lại vào 8.2015 vì Triều Tiên liên tiếp có các động thái khiêu khích. Bình Nhưỡng coi rằng đây là hành động gây chiến và đe dọa phá hủy dàn loa, có lẽ là do tức giận với những lời chỉ trích. Tuy nhiên, người dân Triều Tiên lại khá thích phim ảnh và phim truyền hình nhập lậu qua biên giới. Những thứ này có ảnh hưởng khá lớn đến cách nhìn chính quyền của thế hệ lính trẻ của Triều Tiên.

"Loa chiến" giữa Triều Tiên - Hàn Quốc: Ai mạnh hơn? - 4

Các nhà ngoại giao hai nước chỉ vừa mới đàm phán vài tháng trước

"Việc phát đi phát lại suốt ngày đêm có ảnh hưởng dần dần và cuối cùng sẽ tạo ra thay đổi. Phản ứng tức giận của chính phủ Triều Tiên là bằng chứng cho việc họ coi đó là mối đe dọa tới quyền lực ra sao", Kim Yong Hun, một quan chức Hàn Quốc nhận định.

Một số khác như Ngoại trưởng Anh lại cho rằng các chương trình phát sóng này là không cần thiết và chỉ mang tính khiêu khích. Còn Hàn Quốc giải thích đó là một công cụ đàm phán hiệu quả.

Ngoài việc chĩa loa, Hàn Quốc cũng phát cả radio trên tần số FM107.3. Triều Tiên rất nỗ lực ngăn chặn, nhưng các nhóm hoạt động tại Hàn Quốc có rất nhiều phương thức tuyên truyền đa dạng khác như thả tờ rơi, DVD, USB và các tài liệu qua biên giới bằng bóng bay. Cư dân cho rằng điều đó sẽ khuyến khích Triều Tiên nổ súng, nhưng các hoạt động này vẫn tiếp tục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mẫn Di (Theo BBC) ([Tên nguồn])
Triều Tiên thử bom nhiệt hạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN