Lo Triều Tiên, Nhật Bản “rục rịch” sửa hiến pháp

Nhiều người bảo thủ ở Nhật Bản coi bản hiến pháp hiện tại là “nỗi ô nhục dân tộc” vì nó được người Mỹ soạn thảo sau Thế chiến II.

Lo Triều Tiên, Nhật Bản “rục rịch” sửa hiến pháp - 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng hiến pháp hơn 70 năm qua của quốc gia Đông Á này sẽ được thay đổi trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thang. Theo hiến pháp hiện hành, Nhật Bản không có quyền phát động chiến tranh.

Ông Abe nói bản hiến pháp là do người Mỹ soạn thảo khi Nhật Bản đầu hàng hồi cuối Thế chiến II. Hiến pháp này đã cũ và cần được sửa đổi cho phù hợp tình cảnh hiện tại, ông Abe nói.

Nhiều người coi hiến pháp Nhật Bản là biểu tượng của chủ nghĩa hòa bình nhưng những người bảo thủ cho rằng “đây là nỗi ô nhục của dân tộc”. Lí do họ đưa ra là bởi bản hiến pháp do người Mỹ soạn thảo sau khi Nhật thua cuộc trong Thế chiến II. Ngày 3.5 là tròn 70 năm ngày bản hiến pháp được kí kết và có hiệu lực.

Lo Triều Tiên, Nhật Bản “rục rịch” sửa hiến pháp - 2

Bản Hiến pháp 70 năm tuổi của Nhật Bản.

Một đoạn trong hiến pháp quy định người dân Nhật Bản không được “kích động chiến tranh” và lực lượng tự vệ của nước này “không được phép duy trì”. Ông Abe nói: “Thời điểm đã chín muồi. Chúng ta cần đi một bước lịch sử nhằm cải cách hiến pháp”.

Những người phản đối sửa đổi hiến pháp nói rằng hành động này chẳng khác gì “xóa trắng” lịch sử và khiến Tokyo rơi vào con đường hiếu chiến như thời Thế chiến II.

Năm 2014, ông Abe từng sửa đổi hiến pháp cho phép Nhật Bản có 25 vạn quân để bảo vệ đồng minh và các quốc gia láng giềng nếu bị tấn công. Thời điểm đó, ông Abe nhấn mạnh “nước Nhật sẽ không bao giờ rơi vào vòng xoáy chiến tranh như trong quá khứ”.

Mọi chuyện thay đổi khá nhiều khi tình hình địa-chính trị khu vực diễn biến phức tạp. Đáng chú ý nhất là căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ rất e dè trước các động thái gay gắt của Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của “đám mây hạt nhân” sẽ là Nhật Bản.

Khảo sát của đài NHK cho thấy 25% người được hỏi muốn thay đổi hiến pháp trong khi 57% từ chối. Hãng tin Kyodo cho biết 49% số người được hỏi muốn thay đổi.

Nhật Bản phản ứng gấp khi Triều Tiên phóng tên lửa

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản phản ứng bằng cách này trước mối nguy tên lửa từ Triều Tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN