Liên Xô từng suýt dội hạt nhân Trung Quốc năm 1969?

Nếu Nga tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân vào Bắc Kinh, hơn một nửa trong tổng số 7,6 triệu dân Trung Quốc sẽ thiệt mạng.

Liên Xô từng suýt dội hạt nhân Trung Quốc năm 1969? - 1

Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-8 của Liên Xô.

Ngày 2.3.1969, quân Xô Viết đang đi tuần ở đảo Damansky (Trung Quốc gọi là đảo Trân Bảo) thì bất ngờ hứng chịu làn đạn xối xả của quân đội Trung Quốc. Vụ tấn công nằm cách thành phố Khabarovsk của Liên Xô 160 km đã khiến 50 lính Xô Viết thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Moscow tin rằng vụ tấn công được lên kế hoạch từ trước khi Bắc Kinh đã bí mật điều động lực lượng đặc nhiệm tới phục kích và đánh úp quân Liên Xô. Chính quyền Xô Viết thực sự nổi giận vì sự việc này.

Lính Liên Xô ở biên giới đáp trả lực lượng Trung Quốc trong ngày 15.3 và theo nguồn tin của CIA, hàng trăm lính Trung Quốc đã tử nạn vì màn phản pháo này. Xung đột giữa hai bên tiếp tục leo thang và tới tháng 8 năm đó, giám đốc CIA Richard Helms thông báo với truyền thông rằng Liên Xô đang cân nhắc khả năng tấn công phủ đầu hạt nhân lên Trung Quốc.

Ở thời điểm năm 1969, Trung Quốc không đủ tiềm lực để đánh nhau sòng phẳng với Liên Xô. Quân đội Xô Viết đã xây dựng lực lượng bộ binh rất mạnh ở giáp biên giới Trung Quốc từ đầu năm 1960 khi nhận thấy mâu thuẫn chính trị hai bên có thể xảy ra. Số lượng sư đoàn bộ binh chiến đấu đã tăng từ 13 năm 1965 lên 21 năm 1969. Quân Liên Xô được trang bị súng máy và pháo binh. Ở chiều ngược lại, tại Mãn Châu Quốc, Trung Quốc điều hai sư đoàn lính biên phòng, 24 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn tăng thiết giáp và 6 sư đoàn pháo binh.

Nếu Liên Xô chọn chiến tranh, nước này có hai hướng. Lựa chọn đầu tiên là chiến tranh truyền thống lên Mãn Châu Quốc, nơi xây dựng phần lớn các khu công nghiệp của Trung Quốc. Moscow có thể dội bom hạt nhân vào các cơ sở và trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Trung Quốc. Một cuộc tấn công của Liên Xô vào Mãn Châu Quốc năm 1969 sẽ giống như sự xâm lược của quân Nhật Bản vào khu vực này năm 1945. Số lượng quân dự tính sẽ khoảng 75 vạn nhưng tăng nhiều hơn về vũ khí quân sự với pháo binh, máy bay chiến lược và vũ khí hạt nhân.

Lựa chọn thứ hai của Liên Xô là tấn công trực diện vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc mà không cần xâm lược Mãn Châu Quốc. Trung Quốc thử hạt nhân lần đầu năm 1964 và thử hạt nhân ngầm dưới đất năm 1969. Hiện chưa rõ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể sử dụng khi đánh nhau với Liên Xô vào năm 1969 hay không, tuy nhiên Liên Xô cũng “ngại” thử nghiệm khả năng này. 

Một câu hỏi lớn khác là liệu Liên Xô có dám tấn công hạt nhân vào các cơ sở chỉ huy đầu não của Trung Quốc ở Bắc Kinh? Nếu tấn công, Liên Xô sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-8, trang bị đầu đạt 2,3 megaton, có thể hủy diệt hoàn toàn thành phố và giết hơn nửa số dân 7,6 triệu người.

Liên Xô từng suýt dội hạt nhân Trung Quốc năm 1969? - 2

Lực lượng pháo binh của Trung Quốc.

Nếu chiến tranh xảy ra, Liên Xô hoàn toàn nắm ưu thế về vũ khí truyền thống hoặc vũ khí hạt nhân. Quân Liên Xô sẽ chiếm ưu thế nhanh chóng trên chiến trường bằng lực lượng hiện đại, chống lại những xe tăng và vũ khí cũ kĩ, lạc hậu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tấn công vào Trung Quốc sẽ khiến Liên Xô “mất điểm” và bị thế giới chỉ trích, lên án. Trung Quốc sẵn sàng sử dụng “chiến lược biển người” trong các cuộc chiến tranh, đẩy hàng triệu binh sĩ và người dân vào cuộc chiến mà không ngại thương vong. Với Liên Xô, cuộc chiến như vậy sẽ không thể kết thúc trong thời hạn chóng vánh và đó là điều Moscow không muốn.

Cuộc chiến với Trung Quốc sẽ làm Liên Xô suy yếu tại châu Âu. Để đánh nhau với Trung Quốc, Moscow cần điều quân từ miền tây tại các căn cứ xa xôi sang miền đông giáp biên giới Trung Quốc. Lúc này, các quốc gia như Ba Lan, Séc và Hungary hoàn toàn có thể nổi dậy và gây áp lực lên lượng quân nhỏ nhoi Liên Xô tại châu Âu.

May mắn là hai quốc gia hàng đầu thế giới đã kịp thời xuống thang trong khủng hoảng Trung Quốc-Liên Xô năm 1969 để tránh cho thế giới một cuộc chiến tàn khốc của thế kỉ 20.

Ác mộng tệ nhất của Mỹ: Đánh nhau với Nga, TQ cùng lúc

Đại chiến Thế giới lần thứ 3 có thể nổ ra giữa Mỹ và liên minh quân sự Nga-Trung Quốc, điều mà Mỹ không hề mong muốn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN