Kỳ bí lăng mộ Chu Nguyên Chương

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Minh Hiếu Lăng là lăng tẩm của Chu Nguyên Chương - vị vua khai sinh nhà Minh (1368-1398), là một trong những lăng vua thời cổ lớn nhất thế giới.

Chu Nguyên Chương là vị vua mà cuộc đời và sự nghiệp gắn với những huyền thoại. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó. Vì kế sinh nhai, ông từng làm tăng lữ trong chùa. Sau đó, Chu Nguyên Chương tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyên và lên ngôi vua năm 1368 (đặt quốc hiệu là Minh).

Khi còn tại vị, Chu Nguyên Chương đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ của mình (đặt tên là lăng Minh Hiếu) trong suốt 25 năm, mãi đến khi con trai ông lên ngôi vua mới xây dựng xong. Chu Nguyên Chương đặt đô tại Nam Kinh, miền Đông Trung Quốc. Sau đó, con trai ông rời đô lên Bắc Kinh, cho nên lăng Minh Hiếu nằm ở ngoại thành Nam Kinh, là lăng tẩm duy nhất không đặt tại Bắc Kinh trong 16 lăng tẩm đời vua Minh.

Kỳ bí lăng mộ Chu Nguyên Chương - 1

Tranh cổ vẽ Chu Nguyên Chương

Theo ghi chép, chu vi tường thành lăng Minh Hiếu dài 22,5 km, gần bằng 2/3 chiều dài của tường thành Bắc Kinh lúc bấy giờ. Trải qua nhiều thế kỷ, do sự ăn mòn của mưa gió và chiến tranh trong 600 năm qua, đến nay, tất cả các gian nhà xây dựng bằng kết cấu gỗ đều đã bị hủy hoại, song qua nền  đá còn lại trong lăng mộ vẫn có thể thấy rõ quy mô, bố cục của năm xưa. Lăng Minh Hiếu có bố cục và kiến trúc của các lăng vua đời Minh sau đó, song quy mô hơn nhiều. Có thể thấy các lăng vua về sau của đời Minh đều lấy lăng Minh Hiếu làm bản mẫu. Bố cục lăng Minh Hiếu khác với bố cục lăng vua các triều đại khác trong lịch sử Trung Quốc, ví dụ Thần lộ (đường đi) của lăng Minh Hiếu không chạy thẳng mà quanh co khúc khuỷu. Các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa thể giải thích rõ điều này. Người thì cho rằng vua Chu Nguyên Chương nghĩ ra mọi cách để thể hiện cá tính của ông là làm việc không theo khuôn khổ bình thường, người thì nói sở dĩ Chu Nguyên Chương làm như vậy chẳng qua là muốn kéo dài Thần lộ mà thôi.

Thần Lộ của lăng mộ bắt đầu từ Tứ Phương Thành, là một tấm bia, nắp đã bị phá hủy chỉ còn lại bốn bức tường hình vuông. Trong Tứ Phương Thành có một văn bia do con trai của Chu Nguyên Chương tự tay viết, ghi lại công trạng của cha mình, tổng cộng 2.746 chữ. Đoạn giữa Thần lộ xếp cân xứng tượng 6 loại động vật gồm 12 con. Thần lộ đi về phía bắc lần lượt xếp 4 cặp văn thần võ tướng, thân hình của các tượng đá đó đều rất to lớn, là tác phẩm nghệ thuật khắc đá rất quý của đời Minh.

Kỳ bí lăng mộ Chu Nguyên Chương - 2

Tượng khắc đá văn thần võ quan trên Thần lộ của lăng Minh Hiếu

Điều thần bí nhất của lăng Minh Hiếu là địa cung hợp táng vua Chu Nguyên Chương và hoàng hậu. Bảo Thành và Bảo Đỉnh trong địa cung là trung tâm của lăng Minh Hiếu. Bảo Thành được bao bọc trong bức tường cao và dài hơn 1.100 mét, nhìn từ mặt phẳng là đồ án không quy tắc, đường kính rộng khoảng 400m. Bảo Đỉnh được bao bọc trong Bảo Thành, bên ngoài là hình chóp tròn rất lớn, chỗ cao nhất cao 129m so với mặt biển. Vị trí cụ thể của địa cung ở đâu xưa nay có nhiều giả thuyết. Tương truyền rằng vua Chu Nguyên Chương đề phòng có người cướp phá mộ, trước khi chết đã truyền dụ ngày an táng phải cùng lúc đưa đám từ 13 thành môn, đội danh dự, xe ngựa hoàn toàn giống nhau khiến người ta khó mà phân biết được giả thật. Thậm chí có người cho rằng, vua Chu Nguyên Chương không phải an táng tại Nam Kinh mà là an táng tại Bắc Kinh. Cho nên, vua Chu Nguyên Chương có được chôn cất tại lăng Minh Hiếu hay không luôn luôn là điều bí ẩn trong mấy trăm năm qua. Bắt đầu từ năm 1997 , ngành khảo cổ địa phương đã áp dụng khoa học kỹ thuật cao như đo trắc bằng từ tính và định vị vệ tinh kết hơp với biện pháp đo trắc truyền thống, tiến hành đo trắc và phân tích đối với khu vực rộng hơn 20.000 km2 xung quanh địa cung xác định được vị trí của huyền cung dưới lòng đất, vị trí lăng tẩm của vua Chu Nguyên Chương. Chuyên gia chủ trì công tác thăm dò này nói, vua Chu Nguyên Chương được chôn sâu mấy chục mét, cung điện dưới lòng đất được bảo tồn hoàn hảo, nhờ đó đã loại bỏ giả thuyết địa cung bị cướp đi trước đây.

Kỳ bí lăng mộ Chu Nguyên Chương - 3

Ngày nay, Minh Hiếu lăng trở thành điểm thăm quan thu hút nhiều du khách

Điều khiến người đương đại kinh ngạc: qua khảo cổ phát hiện, phần lớn tượng đá động vật đặt trước Lăng Minh Hiếu đều là hóa thạch cổ sinh vật cách đây khoảng 300 triệu năm. Người phát hiện bí mật này là một kỹ sư của một mỏ bạc địa phương . Kết luận này được nhiều chuyên gia chấp thuận. Kỹ sư này phát hiện mấy loại hóa thạch như rong biển, san hô… trên 22 tượng đá động vật, trong đó một số hóa thạch có thể trực tiếp quan sát bằng mắt thường.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trường Thủy (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lăng mộ vua chúa Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN