Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối

4 gợi ý sau đây của chuyên gia thẩm vấn hàng đầu FBI sẽ là chỉ dấu quan trọng nếu muốn nhận biết ứng viên tổng thống Mỹ có đang nói dối hay không.

Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối - 1

Rất nhiều tuyên bố nửa đúng nửa sai đã được Trump và Clinton đưa ra trong cuộc tranh luận trực tiếp tuần trước. Trong cuộc đối đầu giữa hai ứng viên phó tổng thống Kaine-Pence, hai bên thi nhau công kích và phủ nhận những cáo buộc của đối thủ.

Phóng viên Martha Raddatz của đài ABC và Anderson Cooper của CNN sẽ đứng trước thử thách không nhỏ khi chủ trì phiên tranh luận lần hai. Liệu họ có thể xử lý tốt tình huống khi những sự thật mơ hồ được ứng viên tổng thống đưa ra?

Joe Navarro đã thực hiện 13.000 cuộc thẩm vấn khi còn làm việc cho FBI. Nhiều người từng tìm cách đánh lừa Joe trong cuộc hỏi cung nhưng bất thành.

Trước khi nghỉ hưu vào năm 2003, Joe đã truyền thụ lại các kĩ thuật phỏng vấn chống khủng bố cấp cao cho đồng nghiệp trong FBI. Với Joe, một số nhân tố sau đây có thể xác định đối phương đang nói thật hay nói dối.

1.Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng

Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối - 2

“Khi nói dối, chúng ta không biết rằng đấy là thói quen khi còn bé”, Joe nói. “Là một sinh vật bậc cao, chúng ta có xu hướng thích lừa dối. Nếu muốn gây chú ý với mẹ mình, bạn sẽ giả vờ bị đau chẳng hạn”.

Cách thức một câu nói được đưa ra có thể gợi ý đó có phải là một lời nói dối hay không. “Khi bạn đặt câu hỏi, liệu nó có gây ra khó chịu tâm lý nào không và nếu có, nó có biểu hiện ra bên ngoài? Cơ thể con người thể hiện chính xác những khó chịu tâm lý bên trong. Họ có cắn chặt môi. Họ có sờ cổ. Họ có hút thuốc như điên?”.

2. Chặn đứng lời nói dối

Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối - 3

“Điều chúng tôi thường làm là đặt một câu hỏi mở”, Joe chia sẻ. “Kinh nghiệm của anh với vấn đề này là gì? Anh nghĩ gì về điều này?”.

Joe để người được hỏi trình bày bất cứ thứ gì họ muốn. Khi họ đang nói, ngắt họ giữa chừng bằng câu: “Không, điều đó không chính xác. Nó không khớp sự thật. Đây là lí do”.

Bằng việc chặn đứng lời nói của đối phương, bạn đẩy họ vào một bất lợi về tinh thần và dễ dàng kiểm chứng các dấu hiệu nói dối thể hiện ra bên ngoài.

3. Biết rõ sự thật

Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối - 4

“Nhà báo sẽ theo sát các ứng viên nên đừng tạo ra những điều ngớ ngẩn. Hãy cảnh giác, thận trọng trong các phiên tranh luận”, Joe khuyên ứng viên tổng thống.

Một gợi ý của Joe là nếu ứng viên đưa ra một điều không đúng sự thật, nhà báo này có thể tiếp tục hỏi dồn cho tới khi sự thật được công bố. Làm điều này khiến ứng cử viên tổng thống hoang mang và nói nhiều hơn khi thời gian tranh luận không còn nhiều. Nói dài thường đi kèm với nói dại, Joe nhận định.

4. Phản ứng giận dữ

Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối - 5

“Cần nhớ rằng, khi đối đầu với những người có lòng tự tôn cực cao và quen với việc bị dồn vào chân tường, đừng miệt thị họ”, Joe khuyên các ứng viên tổng thống. “Hãy đưa ra sự thật để họ đối đầu với nó. Với những người quá yêu bản thân, nếu họ không giải quyết được mâu thuẫn, họ sẽ nổi khùng. Tốt nhất nên đưa ra một cách tiếp cận khác”.

Kinh nghiệm của Joe dành cho những ứng viên tổng thống là cố gắng không để mất kiểm soát cảm xúc. Nóng giận mất khôn và khiến những lời nói thiếu kiềm chế và độ chính xác phát sinh. Người bình tĩnh nhất sẽ luôn giành chiến thắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - BBC ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN