Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG

Sự kiện: Hoa hậu Thế giới

Khám phá công nghệ đào tạo hoa hậu tại 3 đất nước Ấn Độ, Philippines, Venezuela.

Lò luyện hoa hậu Philippines

So với Venezuela, người dân Philippines cũng hâm mộ các cuộc thi sắc đẹp không kém. Vào nửa đầu thế kỷ 20, các cuộc thi hoa hậu bắt đầu du nhập vào Philippines và rất được ưa chuộng mặc dù từng bị các nhà hoạt động nữ quyền tại đây hết lời phản đối.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 1

Philippines hiện nay được xem là một cường quốc về nhan sắc, mạnh nhất châu Á và thậm chí năm ngoái, họ còn đứng đầu bảng xếp hạng sắc đẹp thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà đất nước này giành 2 vương miện Hoa hậu Hoàn vũ (năm 1969, 1973), 1 Hoa hậu Thế giới (2013), 5 Hoa hậu Siêu quốc gia (1964, 1970, 1979, 2005, 2013), 2 Hoa hậu Trái đất (2008, 2014). Nước phải có nguồn, muốn thành nữ hoàng sắc đẹp thì phải có sự rèn luyện.

Philippines có lẽ chỉ đứng sau Venezuela về độ bài bản khi đào tạo hoa hậu. Ông Capili, người từng viết một cuốn sách về các cuộc thi sắc đẹp tại Philippines cho biết nếu trước kia một người đẹp không qua đào tạo cũng có thể trở thành hoa hậu thì giờ đây các nhà tuyển trạch tài năng và những công ty người mẫu lớn đã đào tạo ra các ứng viên của họ trong nhiều năm trời để đi thi sắc đẹp quốc tế. Ngày càng các cuộc thi hoa hậu tại đây lại càng cạnh tranh.

Một trong những ông trùm đào tạo hoa hậu “mát tay nhất” ở Philippines là Jonas Gaffud, người điều hành một công ty người mẫu lớn.

Jonas Gaffud và nhóm cố vấn của mình trung bình đào tạo khoảng 10 cô gái để chuẩn bị cho các cuộc thi sắc đẹp. Năm 2013, Megan Young – “gà” của Gaffud đã làm rạng danh đất nước khi dành được ngôi vị Hoa hậu Thế giới. “Gà” của hóm cố vấn của ông cũng rất thiện chiến, lọt sâu vào mọi cuộc thi quốc tế mà họ tham gia.

Chia sẻ về việc chọn lựa và đào tạo ứng viên tiềm năng, Gaffud cho biết các cô gái lọt vào mắt xanh của ông phải cao tối thiểu 1m65, khuôn mặt đẹp là quan trọng nhất.

Theo ông trùm hoa hậu, mỗi ứng viên phải được đào tạo chuyên sâu ít nhất 6 tháng trước khi “chinh chiến”. Việc đào tạo bao gồm: Nghiên cứu tiêu chí và đặc thù của cuộc thi, học cách tự làm tóc và trang điểm, tập thể dục cho cơ thể săn chắc, học cách đi đứng uyển chuyển, học trả lời câu hỏi..

Cô Seifert – huấn luyện viên tại một “lò luyện hoa hậu khác” thì cho biết các học viên sẽ phải tập luyện cực kỳ căng thẳng và vất vả. Học viên thường phải tập các bài tập khi đang đi giày cao gót 10 phân, đôi khi vừa tập vừa trả lời các câu hỏi ứng xử từ phía chuyên gia đào tạo để tập phản ứng nhanh nhạy.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 2

Megan Young là người Philippines đầu tiên giành vương miện Hoa hậu Thế giới

Các chuyên gia sẽ nghiên cứu ưu, khuyết điểm của các học viên để chọn ra màu son, trang phục và phong cách thích hợp với họ. Những thứ này sẽ theo họ đến các cuộc thi.

Điều đặc biệt tại các lò luyện hoa hậu tại Philippines đó là các chuyên gia, cố vấn dù được trả tiền hay không thì họ vẫn làm việc “vì đam mê” và thực sự sống cùng các học viên để hiểu, đào tạo họ trở thành các ngôi sao tỏa sáng.

Người Philippines đặc biệt coi trọng các cuộc thi hoa hậu quốc tế bởi nếu đăng quang ở các cuộc thi này, địa vị của họ - vốn thường bị ám ảnh là thấp kém từ sau thời kỳ thuộc địa – sẽ được đánh giá cao hơn. Riêng về phần các ứng viên, đăng quang hoa hậu sẽ khiến họ có tiền tài và danh vọng.

Lò luyện hoa hậu Venezuela

Venezuela có những trường đào tạo hoa hậu lớn nhất  thế giới, nơi hàng năm tiếp nhận hàng ngàn học viên từ 4- 24 tuổi. Nơi đây được gọi là “nhà máy chế tạo hoa hậu” bài bản hàng đầu hành tinh.

 Các học viên được đào tạo đủ thứ kỹ năng từ cách đi sao cho cuốn hút cho tới cách cầm một ly rượu sao cho đúng.

Chuyên gia tại các trường đào tạo sắc đẹp có nhiệm vụ giúp học viên đạt tới mức độ hoàn hảo về ngoại hình, lối hành xử thông minh, tự tin và có tác phong đẹp mắt. Việc rèn luyện tại các trường đào tạo hoa hậu tại Venezuela khắt khe chẳng khác nào trong các doanh trại quân đội.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 3

 Rèn luyện catwalk

Ban đầu khi vào lò luyện hoa hậu, các học viên thường phải giảm ít nhất 9 kg. Chế độ tập luyện trong vòng 1 năm tổng hòa của nhiều môn như chạy bộ, đẩy tạ, đi bộ đường trường, bơi và tập yoga mỗi ngày. Ngoài ra họ còn phải học vũ đạo để giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh nhưng vẫn có đường cong và nét mềm mại tự nhiên.

Để thân hình đẹp, các ứng viên phải ăn kiêng, giảm cân. Nhiều trường hợp không thể chống được cảm giác thèm ăn đã phải khâu màng nhựa vào lưỡi. Giúp eo đẹp, các cô gái phải đeo nẹp eo đúc bằng sứ hoặc bằng thun dày.

Mỗi sáng họ thức dậy lúc 8 giờ, học, tập luyện theo thời gian biểu định sẵn và lên giường đi ngủ lúc 10 giờ để giữ gìn sắc vóc.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 4

Trẻ em được bố mẹ đầu tư cho học tại các lò luyện hoa hậu

Các trường đào tạo hoa hậu luôn khuyến khích các học viên nên tu sửa sắc đẹp bằng hình thức phẫu thuật thẩm mỹ. Osmel Soulsa  từng khẳng định không có vẻ đẹp thực sự, phẫu thuật thẩm mỹ là tốt và là cách duy nhất để các cô gái trở thành nữ hoàng nhan sắc. Các hình thức phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất là sửa mũi, hút mỡ, phẫu thuật thành bụng, nâng ngực, sửa mắt… Nụ cười tươi sáng và hàm răng to, đều tăm tắp là đặc trưng của các cuộc thi sắc đẹp Venezuela. Do đó, nhiều học viên được yêu cầu phẫu thuật cắt lợi cùng nhiều thủ thuật chỉnh sửa răng miệng khác.

Người dân Venezuela cũng là những người “say” hoa hậu nhất. Chương trình truyền hình trực tiếp cuộc thi Hoa hậu Venezuela là chương trình truyền hình có tỉ lệ người xem đông nhất. Mỗi năm, Venezuela cũng chi hàng triệu đô la để tạo nên các nhan sắc hàng đầu thế giới.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 5

Các hoa hậu trưởng thành từ lò luyện Venezuela có phong thái tự tin và hình thể đẹp

Lò luyện hoa hậu tại Ấn Độ

Ấn Độ - cái nôi của nền văn hóa thế giới và cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều các hoa hậu. Đây cũng được xem là một trong những cường quốc sắc đẹp với 5 lần giành vương miện cuộc thi Hoa hậu Thế giới.

Tại các “lò luyện hoa hậu ở Ấn Độ”, người ta thường chọn lựa và đào tạo hoa hậu dựa trên các điểm chung, đó là lớn lên ở vùng ngoại ô, biết cách quảng bá hình ảnh của bản thân, dưới 25 tuổi, cao trên 1m70 sau khi vào các trường luyện hoa hậu thì bắt buộc phải ăn kiêng giảm cân, phải thẩm mỹ, học cách trang điểm, học cách ứng xử từ các nữ tu nổi tiếng…

Vào các “lò luyện hoa hậu”, học viên thường phải đi thẩm mỹ, đặc biệt là phải đi cải thiện màu da, xóa các sắc tố. Với những người có nước da đặc biệt tối màu thì thậm chí còn phải lột trắng da. Bên cạnh đó, họ còn phải học cách trang điểm từ các chuyên gia. Mỗi học viên không được tự ý thay đổi cách trang điểm mà phải nhất nhất tuân theo sự hướng dẫn của chuyên gia.

Cuộc “mài ngọc” kham khổ ở 3 lò luyện hoa hậu TG - 6

Tập luyện tại các lò luyện Ấn Độ
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Hoa hậu Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN