Úc ngưng cung cấp bò cho Việt Nam?

Bò Úc nhập khẩu về Việt Nam có giá quá thấp, bị nghi ngờ trốn thuế và bán phá giá.

Chiều 1/12, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Úc đã ngưng cung cấp bò cho Việt Nam, nguyên nhân là để có thời gian hợp tác với cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành kiểm tra lại thông tin bò nhập khẩu từ Úc trốn thuế, bán phá giá tại thị trường Việt Nam.

Hàng ít, giá tăng

Giám đốc một doanh nghiệp (DN) chuyên cung cấp thịt bò Úc tại TP HCM khẳng định thông tin trên là chính xác bởi mấy ngày gần đây, các DN nhập khẩu bò Úc không còn cung cấp đủ số lượng như trước, họ lý giải không thể tiếp cận được các đơn hàng do phía Úc từ chối bán? Thị trường bắt đầu khan hiếm bò Úc, lượng thịt của công ty bán ra giảm hẳn, điều này không chỉ khiến thịt bò Úc tăng giá mà ngay cả thịt bò nội địa, bò nhập từ Thái Lan, Campuchia, Myanmar cũng trở nên đắt đỏ? - vị giám đốc này nói.

Tuy nhiên, đại diện Công ty Trung Đồng (chuyên nhập khẩu bò Úc từ năm 2012 đến nay) cho biết trong hôm nay (2/12), một tàu chở bò Úc 1.500 con do công ty nhập khẩu sẽ cập cảng. Đây là lô hàng mới nhất kể từ sau lô hàng nhập cách đây 1 tháng. Trung Đồng vẫn nhập bò Úc bình thường và chưa nghe thông tin gì về việc Úc cắt giảm hoặc ngưng bán bò cho Việt Nam để phối hợp kiểm tra thông tin DN nhập khẩu trốn thuế.

Úc ngưng cung cấp bò cho Việt Nam? - 1

Cửa hàng thịt bò Úc tươi Đỉnh Phong

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, thừa nhận đúng là có tình trạng khan hiếm bò Úc. Theo thông báo của nhà cung cấp, đến ngày 9/12, đợt bò mới mới về nên Vissan phải giảm lượng giết mổ 15% để cân đối lượng bò giết mổ từ nay đến lúc đó. Hiện mỗi ngày, Vissan chỉ giết mổ 40 con bò Úc, giảm 10 con so với trước. Hiện tại, ngoài những DN lâu nay nhập bò Úc, thực hiện nghiêm túc quy trình thanh toán, thuế, điều kiện nuôi nhốt, quy trình giết mổ… được tiếp tục nhập khẩu bò Úc, những hồ sơ mới xin phép nhập bò Úc đều bị ngưng lại, không được xét. Song song đó, số lượng bò bán cho Việt Nam cũng giảm.

Chỉ giảm trong ngắn hạn

Ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm dịch bò Úc - cũng thừa nhận có tình trạng giấy phép nhập khẩu bò Úc giảm hẳn, đặc biệt là từ đầu năm 2014 hầu như không có. Tuy nhiên, ông Bình khẳng định chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Úc chủ động ngưng bán bò để tiến hành điều tra có hay không việc những nhà kinh doanh bò Úc trốn thuế, bán phá giá. ・Sau khi nhận thấy các giấy phép nhập khẩu đột ngột giảm, chúng tôi có kiểm tra thì được biết Indonesia vừa đạt được thỏa thuận mua số lượng lớn bò của Úc. Có thể do nguồn cung không còn nên một số DN Việt Nam sau khi sang Úc khảo sát đã không kýđược hợp đồng nào!・ - ông Bình cho hay.

Theo ông Văn Đức Mười, nguyên nhân của tình trạng trên là do trước đây, Indonesia giảm nhập bò Úc nên Úc mở rộng thị trường Việt Nam để bù vào lượng dư thừa do Indonesia giảm mua. Nay Indonesia tăng nhập bò Úc với số lượng lớn nên Úc ưu tiên bán bò cho Indonesia, siết lại việc xuất bán cho Việt Nam. Ngoài ra, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 ở Úc mưa nhiều, cỏ lên tốt, các trang trại nuôi thả và ít bán bò. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu vì Việt Nam là thị trường mới và đang tiêu thụ bò Úc rất tốt. Từ đầu năm đến nay đã có khoảng 50.000 con bò Úc xuất bán vào Việt Nam, dự kiến trong năm 2014 sẽ tăng thêm.

Nghi vấn trốn thuế

Bò Úc nhập nguyên con về giết mổ, sau đó bán ở hệ thống siêu thị với giá cạnh tranh, được người dùng đón nhận do chất lượng thịt vượt trội. Giá bò hơi nhập khẩu từ Úc được khai báo thuế hải quan ở mức khá thấp, phổ biến từ 1,09-1,3 USD/kg (chỉ bằng nửa giá heo hơi trong nước).

Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi cho rằng bò Úc nuôi quy mô công nghiệp cũng cần phải sử dụng thức ăn công nghiệp nên giá thành không thể quá thấp như vậy được. Do đó, các ý kiến tập trung vào nghi vấn DN Việt Nam cố tình khai báo giá thấp để trốn thuế. Ngoài nghi ngờ trốn thuế, các chuyên gia kinh tế còn đặt vấn đề: Với mức giá bán quá thấp như vậy, các cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra cóhay không thịt bò Úc nói chung và một số loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt heo nhập khẩu bán phá giá tại thị trường Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Nhân- Hoàng Đặng (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN