Chuyện nội địa hóa xe điện: có phải chỉ để khoe cho oai?

Câu chuyện nội địa hóa xe một lần nữa lại gây xôn xao dư luận khi một thương hiệu xe điện tuyên bố đã đạt tỉ lệ cao hơn cả các hãng xe máy quen thuộc tại Việt Nam trong thời điểm đầu.

Khoe liệu có “oai” hơn?

Đối với bất cứ một thương hiệu nào thì quảng cáo cũng được coi là một mũi nhọn để kích thích, hỗ trợ cho việc phát triển. Cũng chính vì vậy mà ngày càng xuất hiện nhiều thông tin gây nhiễu loạn người tiêu dùng.

Do đó, chuyện thương hiệu PEGA (HKbike) công bố việc nội địa hóa xe điện khó có thể tránh khỏi sự ngờ vực về tính khả thi, cũng như lợi ích thực tế tới người Việt. Nội địa hóa là một vấn đề rất lớn với tất cả doanh nghiệp sản xuất, thậm chí hiếm khi được nhắc tới trong thời đại “đi buôn” hiện nay.

Chuyện nội địa hóa xe điện: có phải chỉ để khoe cho oai? - 1

Nội địa hóa là một vấn đề rất lớn với tất cả doanh nghiệp sản xuất, thậm chí hiếm khi được nhắc tới trong thời đại “đi buôn” hiện nay.

Nếu nội địa hóa chỉ để phục vụ vấn đề phục vụ quảng cáo, rõ ràng doanh nghiệp này đang sử dụng một con dao hai lưỡi,mà người bị tổn thương nhiều nhất chắc chắn là bản thân. Có lẽ sẽ không có doanh nghiệp nào mạo hiểm đầu tư số vốn lên tới cả trăm tỷ đồng vào hành động mạo hiểm như vậy.

Chuyện nội địa hóa hay made in Việt Nam có thể nhìn quần áo thời trang để làm ví dụ. Người ta mua một bộ quần áo vì thương hiệu, thiết kế, chất liệu chứ yếu tố nguồn gốc sản xuất không được đặt lên hàng đầu. Khi cầm trên tay 2 món đồ tương đương, họa may thì “Made in Vietnam” mới được ưu tiên để ủng hộ nước nhà.

Và những cái lợi thực tế

Hay như hãng Motorola trong vài năm trước có một chiến dịch “nội địa hóa” bằng cách quay lại sản xuất smartphone Moto X tại nhà máy ở Texas, Mỹ. Song đến thế hệ sau thì họ phải quay lại sản xuất ở Trung Quốc. Do nước Mỹ không còn là nơi phù hợp để gia công smartphone, thậm chí khiến giá bán của sản phẩm bị đội lên khá nhiều.

Không phải lĩnh vực nào thì việc nội địa hóa cũng đem lại lợi thế cho doanh nghiệp, mà vấn đề chính nằm ở chỗ khu vực đó có hệ sinh thái sản xuất phù hợp hay không. Dù Trung Quốc là công xưởng gia công điện thoại cho cả thế giới, song khi nói tới xe 2 bánh gắn động cơ nói chung thì quốc gia này vẫn chỉ tập trung vào phân khúc bình dân hoặc thấp hơn với chất lượng chưa thể đánh giá là cao cấp.

Còn Việt Nam lại được nhiều hãng xe máy Nhật Bản và Ý nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái sản xuất trong nhiều năm nay, thậm chí đủ sức xuất khẩu ra nước ngoài. Nên khi các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nội địa hóa xe điện ngay tại quê nhà thì chắc chắn có được nhiều ưu thế.

Đối với lĩnh vực kinh tế, một doanh nghiệp lớn như PEGA phát triển nội địa hóa sẽ mang nhiều lợi ích tới các công ty sản xuất linh kiện phụ trợ tại Việt Nam, và tạo thêm nhiều công ăn việc làm tại nhiều khu vực.

Chuyện nội địa hóa xe điện: có phải chỉ để khoe cho oai? - 2

 Mặc dù có nhiều loại động cơ chống nước trên thị trường, song chất lượng động cơ trên xe điện luôn được đánh giá cao hơn, và có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, đảm bảo an toàn với cả mực nước lên tới 30cm.

Nội địa hóa việc sản xuất xe điện không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát kỹ hơn ở từng khâu sản xuất và từng linh kiện, mà quan trọng không kém là việc thay đổi nhanh sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, như khả năng chống nước và bụi bẩn, nhiệt đới hóa...

Ngày càng tự chủ về việc sản xuất được coi là một trong những điều kiện để các hãng xe như PEGA có thể phát triển vươn tầm thế giới, đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn nữa với đối tác cung cấp linh kiện, giải pháp hàng đầu thế giới. Nói một cách đơn giản, Bosch và Samsung sẽ không ưu ái giao công nghệ động cơ, pin chiến lược tới một hãng xe không có tiềm năng khai thác chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN