Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Yêu hay ghét Djokovic, công bằng hay bất công

Djokovic không được đề cử cho giải Tinh thần thể thao của ATP tạo nên sự tranh cãi với người hâm mộ tennis trên khắp thế giới.

Giải Tinh thần thể thao gọi cho đúng và đủ theo tiếng Anh là Stefan Edberg Sportsmanship Award. ATP cứ đến cuối năm trao khá nhiều giải thưởng, từ giải Tay vợt của năm, Tay vợt tiến bộ nhất, Tay vợt trở lại xuất sắc nhất, Tay vợt trẻ cho tới những giải như Tinh thần Nhân đạo và Tinh thần Thể thao.

Sự lựa chọn của các tay vợt

Nếu như các tiểu ban kỹ thuật khác nhau của ATP tự lựa chọn hầu hết các giải thưởng thì Tinh thần Thể thao là giải thưởng được tổ chức theo công thức ATP đề cử và các tay vợt là người lựa chọn. Chỉ có một giải thưởng khác cũng được các tay vợt bầu chọn là Giải đấu của năm.

Giải thưởng Tinh thần Thể thao có từ năm 1982, một giai đoạn mà tennis lúc ấy chứng kiến những tài năng xuất chúng và các tay vợt bắt đầu có một tầm ảnh hưởng sâu rộng tới công chúng yêu tennis, trong đó bao gồm cả những đứa trẻ cầm vợt và nuôi ước mơ trở thành những ngôi sao trong tương lai.

Trong số những ngôi sao xuất chúng lúc ấy có những người giống như kẻ nổi loạn mà không ai khác ngoài John McEnroe là điển hình. John McEnroe cả sự nghiệp giành bảy Grand Slam, nhưng còn nổi tiếng với biệt danh “Anh không thể nghiêm túc – You cannot be serious” dù cho đó là cái câu ông dùng để tranh cãi sau một quyết định bóng ngoài với trọng tài dây.

John McEnroe chưa bao giờ giành giải Tinh thần Thể thao cả khi ông đang còn đỉnh cao phong độ hay khi chuẩn bị treo vợt. Người được tôn vinh nhiều nhất là Stefan Edberg với năm lần được trao giải trong một giai đoạn kéo dài tám năm (1988 – 1995).

Sự mẫu mực của Stefan Edberg tới mức ATP đã quyết định lấy chính tên của ông để đặt tên cho giải thưởng này từ năm 1996, để rồi giờ đây, tên đầy đủ của nó là Stefan Edberg Sportsmanship Award. 

Sau Stefan Edberg, người được bầu chọn nhiều nhất ở giải Tinh thần Thể thao chính là Federer. Kể từ năm 2004 tới 2014, Federer đã có 10 lần chiếm được thiện cảm cùa số đông các tay vợt chuyên nghiệp – những người trực tiếp lựa chọn trong danh sách đề cử.

Nadal, một người cũng đã dẫn dắt tennis phát triển và trở nên phổ biến rộng khắp trên thế giới chỉ duy nhất một lần giành được danh hiệu này vào năm 2010, năm mà anh tạo nên cú ăn ba với việc lần đầu tiên thắng US Open và lần thứ hai “ăn” Wimbledon.

Yêu hay ghét Djokovic, công bằng hay bất công - 1

Federer là người giành được nhiều giải thưởng mang tên người thầy của mình nhất

Khi thành tích không phải tất cả

Nhưng thành tích không phải là yếu tố quyết định trong cuộc chơi này. Federer trong năm 2011, 2013 và 2014 không giành được Grand Slam nào và cũng không đứng ở ngôi số 1 thế giới mà vẫn chiến thắng.

Xin nhắc lại một lần là chỉ các tay vợt mới là người quyết định ai có tinh thần thể thao cao thượng nhất trong năm, dựa vào những trải nghiệm của họ trong suốt quá trình chạm mặt khi tham dự các giải đấu.

Tennis là môn thể thao hiếm hoi mà các tay vợt – các đối thủ của nhau chạm mặt nhau thường xuyên nhất. Hãy tưởng tượng rằng sau khi cùng nhau tham dự ba Masters 1000 trên sân đất nện trong vòng năm tuần, các tay vợt lại gặp nhau ở Roland Garros, và thế giới ATP đỉnh cao với hàng trăm tay vợt cũng chỉ có thể chia đôi, hoặc sang Anh, hoặc sang Đức tham dự các giải khởi động cho sân cỏ, rồi lại hội quân một lần nữa ở Wimbledon.

Khác với bóng đá nhưng Tennis lại giống như Golf là các đối thủ không ở riêng rẽ khi tới giải, bởi giải đấu nào cũng phải có một Players Lounge (phòng lớn dành riêng cho các tay vợt). Tức là các tay vợt nghỉ trước và sau một buổi tập, một trận đấu, dùng bữa trong cùng một căn phòng.

Wimbledon thậm chí còn có Locker room (phòng thay đồ cho các tay vợt) chung nhau, nên mới có chuyện cả Federer và Nadal đều phải cố tình tảng lờ khi họ thay đồ, làm nóng trước khi bước ra thảm cỏ xanh của trận chung kết Wimbledon 2008 vĩ đại nhất trong lịch sử.

Và tennis cũng rất khác với nhiều môn thể thao đối kháng khác, bởi các tay vợt đối thủ của nhau nhưng họ luôn cần nhau để tập luyện trong quá trình tham dự giải, mà Nishikori và Cilic tại US Open 2014 đã từng có buổi tập chung ở những ngày đầu rồi sau đó cả hai “vô tình” vào tới chung kết.

Có một ví dụ từ Dimitrov bởi tôi từng đọc được rằng các tay vợt lớn đều rất thích anh này dù cho người hâm mộ chỉ trích khá nhiều về thói trăng hoa và thích yêu người hơn tuổi (Serena và Sharapova).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN