Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
1
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
1
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
0
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Võ thuật TPHCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 3)

Không là nơi khai sinh ra võ cổ truyền dân tộc nhưng tại mảnh đất này, Võ cổ truyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất và đi trên con đường thống nhất với vận tốc cao nhất…

Về mặt phong trào, nếu năm 1990, Võ cổ truyền TP HCM chỉ có 2.500 võ sinh thì đến nay đã thu hút xấp xỉ 30.000 người thường xuyên tập luyện tại khắp 24 quận, huyện. Một thành quả lớn của Võ cổ truyền TP HCM: Đơn vị tiên phong bình chọn và hình thành một chương trình huấn luyện chung bên cạnh những bài bản riêng của từng môn phái.

Đây chính là sự thống nhất trong đa dạng. Và cũng chính từ sự thống nhất này mới hình thành được hệ thống đẳng cấp và tạo nên sức mạnh tổng hợp. Từ mối dây quan hệ này mà chuyện tập hợp hàng ngàn võ sinh để tham gia đồng diễn trong một dịp lễ hội không còn là chuyện nan giải như ngày trước.

Đó là cả một quá trình kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục để các võ phái ý thức được trách nhiệm của mình trước sự bảo tồn và phát huy nền võ học truyền thống của nước nhà mà TP HCM là một trung tâm mạnh. Những thành quả của Võ cổ truyền TP HCM góp phần quan trọng trong việc hình thành 10 võ thống nhất, hệ thống đai đẳng của Liên đoàn Võ thuật Việt Nam…

Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị

Câu thành ngữ trên thật ứng với làng võ cổ truyền Việt Nam. Tự hào là miền đất võ dân tộc, nhưng tại Bình Định, cái nôi võ cổ truyền Việt Nam, không thể có được tiếng nói chung bởi không thể tìm được sự đoàn kết, nhất trí, chung lưng, đấu cật giữa các võ đường truyền thống (vốn cũng là một “đặc trưng” phát triển của làng võ sông Côn).

TP.HCM thì khác, là nơi hội tụ và từ những cách làm khoa học, hợp lý sự tỏa sáng của võ cổ truyền trên mảnh đất này theo dòng chảy thời gian cũng là kết quả tất yếu.

Võ thuật TPHCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 3) - 1

Các thế hệ sau tiếp bước cha anh

Đề cập đến thành quả của phong trào Võ cổ truyền TP HCM trong 40 năm qua không thể không nhắc đến công sức đóng góp của các lão võ sư tiền bối và những võ sư trong Ban chuyên môn và BCH Hội – Liên đoàn  Võ cổ truyền TP HCM từ giữa thập niên 80 đến nay (Huỳnh Đức Thọ, Lâm Thành Khanh, Lê Kim Hòa, Võ Minh Thế, Lê Văn Lắm, Danh Ngợi, Trương Minh Mẫn, Lê Đình Phong, Phạm Xuân Bản…).

Tất nhiên chúng ta cũng không quên những võ sĩ đã dày công khổ luyện từng giành thành tích cao trên đấu trường quốc gia như: Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Thành Sang, Quan Vân Triều, Lê Ngọc Điệp, Hà Thị Yến Oanh, Ngô Thị Ngọc Chi, Hoa Ngọc Thắng, Đỗ Vũ Huy, Đỗ Ngọc Hòa, Nguyễn Thái Bảo…

Lợi thế lớn của Liên đoàn Võ cổ truyền TP HCM là có một ban chấp hành chuyên môn giỏi, dồi dào kinh nghiệm (sớm được thành lập và có tiếng nói chung), hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc (võ sư Lê Kim Hòa làm chủ tịch Hội từ năm 1989 đến nay), tạo uy tín lớn trong làng võ dân tộc (các thành viên BCH Liên đoàn TP.HCM đều giữ vị trí trong Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam).

Chính vì vậy, Liên đoàn võ thuật cổ truyền TP.HCM cần giữ vai trò đầu tàu trong việc ổn định, tư vấn, đoàn kết, thống nhất  các mối quan hệ trong Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam  vì mục tiêu chung để phát triển rộng rãi và đưa võ dân tộc vươn tầm vóc cao hơn với bè bạn quốc tế.

Đón xem Phần 4: Taekwondo TP.HCM – Giữ vững lá cờ đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Võ (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN