Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
2
Radu Albot
0
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
2
Alejandro Moro Canas
0

Võ thuật TP.HCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 2)

Dẫu sinh sau, đẻ muộn (so với môn võ cổ truyền dân tộc) nhưng Vovinam chính là môn quốc võ hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả nhất, luôn tích cực chuyển mình vươn ra biển lớn, đặc biệt trên địa bàn TP.HCM…

Vươn ra biển lớn

Tháng 9/1990, 4 võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa được mời sang Belarussia biểu diễn và võ sư  Nguyễn Anh Dũng được mời lại lưu giảng dạy. Rồi chuyến biểu diễn thành công vang dội của VVN TP HCM tại Lễ hội Văn hóa – Thể thao truyền thống thế giới lần thứ 2 được tổ chức tại Thái Lan (12/1996) cộng với việc võ sư Nguyễn Văn Chiếu được mời sang Tây Ban Nha huấn luyện VVN trong nửa tháng (4/1997) và sự mở rộng VVN ở nhiều nơi đã thu hút sự chú ý của những người mến mộ võ thuật dân tộc.

Kể từ đây, mối quan hệ quốc tế của VVN TP HCM ngày càng mở rộng – các võ sĩ TP HCM thường có mặt tại các kỳ Liên hoan Võ thuật truyền thống thế giới ở Chungju (Hàn Quốc) cũng như được mời biểu diễn ở Võ hội Becry (Pháp); một số võ sư được các nước phương Tây mời sang tập huấn… Nhiều võ sinh Pháp, Ý, Đức, Tây ban Nha, Bỉ, Romana, Nga, Ba Lan, Mỹ… thường đến TP HCM viếng cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, chào võ sư chưởng môn Lê Sáng và tập huấn với võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen…

Đây chính là cơ sở để TP HCM tổ chức các kỳ Hội diễn kỹ thuật quốc tế từ năm 1998 đến nay. Nói chung những hoạt động trên của VVN TP HCM đã góp phần nâng cao tầm vóc của môn võ này trong làng võ truyền thống thế giới.

Võ thuật TP.HCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 2) - 1

Các võ sỹ mang vinh quang về cho nước nhà

Sau khi Liên Đoàn Vovinam Thế giới  ra đời (năm 2008), những hoạt động Vovinam càng mạnh mẽ, các liên đoàn quốc tế liên tiếp được hình thành:  LĐ Châu Âu ( 2012) LĐ Châu Á, LĐ Đông Nam Á, LĐ Châu Phi (2012)… Song song đó, Vovinam đã được đưa vào hệ thống thi đấu tại các kỳ đại hội: Asian Indoor Games, SEA Games…

Nỗi lo còn đó

Có thể nói, Vovinam TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa Vovinam Việt Nam vươn ra biển lớn cũng như việc phát triển các hệ thống Liên đoàn vệ tinh cho Liên đoàn Vovinam thế giới hiện tại lẫn tương lai. Thế nhưng, một thực tế đáng quan ngại của phong trào voviam TP.HCM là một số nhân sự chủ chốt của phong trào vẫn chưa bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của phong trào, đội ngũ HLV trình độ chưa đồng đều.

Trong khi vovinam đang tiến dần đến thành một một môn thể thao quốc tế cần có luật lệ rõ ràng, điều hành theo đúng tiêu chí của một tổ chức thể thao quốc tế thì còn đó một vài cá nhân lãnh đạo của phong trào mà TP.HCM là chủ chốt vẫn còn lấy cái “tôi” làm tiêu chí hoạt động. Thậm chí đã có nhiều ý kiến về phong cách điều hành tổ chức Hội, Liên đoàn theo kiểu gia đình.

Chính vì những nhân tố đó đã làm chậm sự phát triển của phong trào chung, chưa thu hút được tất cả các nguồn nhân lực, HLV, võ sư giỏi, tâm huyết. Mối quan hệ giữa Vovinam TP.HCM và các tổ chức Vovinam trong nước và quốc tế (vẫn chủ yếu là  “người nhà Việt Nam” với nhau) không thật sự chặt chẽ, gắn kết, thường xuyên dẫm chân lẫn nhau, phân công trách nhiệm chưa thật khoa học.

Việc Singapore từ chối tổ chức Vovinam tại SDEA Games 28 cũng là một “thất bại đáng tiếc” của Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (và Vovinam TP.HCM) trong việc cải thiện quan hệ với hội đồng thể thao khu vực.

Đón xem tiếp phần 3: Võ Cổ truyền TP.HCM – Trên đường thống nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Võ (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN