Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
2
Paula Badosa
1
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Võ sĩ giác đấu – Từ Colosseum đến lồng bát giác

Hơn 2000 năm trước, người Roma đã xây dựng nên một trong những đấu trường đẫm máu nhất lịch sử chỉ để phục vụ mục đích duy nhất: Giải trí. 2000 năm sau, công trình phi văn hóa này trở thành một trong những biểu tượng văn minh của nhân loại, còn các trò chơi do họ tổ chức vẫn nguyên vẹn tính chất cho đến ngày nay, chỉ là chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.

Lịch sử hình thành

Trong tiếng Latinh, gladius có nghĩa là “thanh kiếm”, như vậy gladiator có thể hiểu là “kiếm sĩ” hoặc “người sử dụng kiếm”. Có giả thuyết cho rằng người Roma đã tiếp nhận các trò chơi giác đấu từ nền văn hóa Etrusca, hoặc từ các bộ tộc ở miền Nam nước Ý hay Hy Lạp, những nơi mà các hình thức giác đấu vẫn được tổ chức tại các khu lăng tẩm để tưởng niệm cho những công dân cao quý, nổi tiếng đã qua đời.

Tại Rome, những trận giác đấu đầu tiên được ghi chép lại trong sách sử là vào năm 264 Trước Công nguyên. Trước đó, việc giới quý tộc hiến tế tù binh trước mộ của các chiến binh anh dũng diễn ra rất phổ biến. Sau này, để thay thế cho việc hiến tế bằng người nhưng vẫn đảm bảo sự hi sinh trực tiếp, người ta buộc hai nô lệ phải đánh nhau cho đến chết ở tang lễ nhằm thể hiện sự kính trọng đối với những người lính đã ngã xuống.

Võ sĩ giác đấu – Từ Colosseum đến lồng bát giác - 1

Đấu trường La Mã Colosseum huyền thoại 

Ở mỗi trận giác đấu do giới quý tộc tự tổ chức, họ thường bỏ rất nhiều tiền ra để mời các vị khách cũng như đánh bóng tên tuổi của thành viên gia đình mình. Như vậy, sau nhiều năm phát triển, từ một nghi thức thiêng liêng của tang lễ, giác đấu đã chính thức trở thành một trò giải trí công cộng được đánh đổi bằng máu, tổ chức dưới danh nghĩa của hoàng đế Roma (cho dù nhiều lúc các trận giác đấu là do cá nhân các nhà quý tộc tự tổ chức).

Sau cái chết của Julius Caesar năm 44 Trước Công nguyên, các trận giác đấu với tính chất là trò tiêu khiển công cộng được Nhà nước và Hoàng đế tổ chức nhằm làm hài lòng những người trực tiếp bầu chọn cho ông ta (La Mã ở thời này theo chế độ Cộng Hòa), đồng thời là công cụ để kiểm soát đám đông. Thông qua đó, Chính phủ có thể kìm hãm được công chúng (bằng cách cho họ thứ họ muốn), giảm thiểu nguy cơ nổi loạn và bất đồng chính kiến.

Võ sĩ giác đấu và đấu trường

Các võ sĩ phải chiến đấu ở những đấu trường phủ đầy cát (để thấm máu khi bị thương), nơi có hàng ngàn khán giả đến xem họ chém giết lẫn nhau. Đấu trường nổi tiếng nhất còn tồn tại cho đến ngày nay là Colosseum ở thành phố Rome, với sức chứa lên đến 50000 người. Nạn đầu cơ vé diễn ra khá phổ biến vì con số thu lại được so với những gì phải bỏ ra không hề nhỏ chút nào.

Võ sĩ giác đấu – Từ Colosseum đến lồng bát giác - 2

Nữ võ sĩ giác đấu cũng có (Hình minh họa)

Võ sĩ giác đấu phần lớn là nô lệ, tù binh chiến tranh và tội phạm, đôi khi người thường cũng có thể tình nguyện tham gia vào cuộc chơi. Họ được đào tạo tại các trường huấn luyện võ sĩ giác đấu đặc biệt, đôi khi còn được nhận thưởng trước khi bước vào trận đấu chính thức. Một võ sĩ giác đấu đánh trung bình 3 trận 1 năm và có thể được trả tự do nếu như thể hiện được lòng dũng cảm tuyệt vời và thắng được rất nhiều trận. Họ được nhận sự chăm sóc y tế đặc biệt và thường có tuổi thọ trung bình cao hơn một người La Mã bình thường.

Võ sĩ giác đấu có chế độ ăn chay khá lành mạnh, gồm rất nhiều rau, lúa mạch và một lượng cực nhỏ protein, điều này vô tình đã dẫn đến tình trạng thừa cân. Theo các nhà khoa học giải thích, làm vậy là để tạo ra các lớp mỡ nhằm bảo vệ các bộ phận quan trọng khỏi vết thương do bị dao chém, hơn nữa nhờ lượng mỡ tích tụ nên cơn đau do vết thương gây ra sẽ không nghiêm trọng lắm. Để đối phó với tình trạng thiếu canxi, trong thực đơn của họ còn có than gỗ và tro xương (vốn rất giàu canxi). Đôi khi, trong thời kì chiến tranh, nếu như thiếu hụt nhân lực võ sĩ giác đấu có thể được đào tạo để trở thành lính lê dương. Trận đấu của những võ sĩ chuyên đánh tay trái luôn là tâm điểm của sự kiện, những người thuận tay trái vì vậy có lợi thế hơn hẳn so với đối thủ của họ (giống như những vận động viên thuận tay trái của thể thao hiện đại vậy).

Các nhà sử học tin rằng, số lượng võ sĩ giác đấu thiệt mạng trong trận đấu chỉ chiếm khoảng 10%, nữ võ sĩ giác đấu cũng xuất hiện, thậm chí một vài hoàng đế còn đích thân tham gia vào trò chơi này. Các võ sĩ giác đấu rất tự hào về nguồn gốc của mình, do vậy những người thành công nhất thường được tạc bia mộ sau khi qua đời, trên đó sẽ ghi rõ về quê hương bản quán, nơi họ được sinh ra.

Võ sĩ giác đấu chia làm hai loai: Một loại giáp trụ nặng hơn với vũ khí tốt hơn (nhược điểm là tầm nhìn bị hạn chế) và loại kia được trang bị giáp nhẹ, linh hoạt hơn và vũ khí nhiều kiểu hơn. Mỗi kiểu võ sĩ sẽ có 1 kiểu đối thủ nhất định, đó là luật bất di bất dịch kể từ khi giác đấu trở thành trò chơi giải trí công cộng. Đấu sĩ thuộc sở hữu của một người gọi là Lanista, những người kiếm lời khi có võ sĩ đi đấu và được bồi thường nếu võ sĩ của họ bị giết chết.

Luật và quy định

Có rất nhiều hình thức thi đấu được tổ chức trong khuôn khổ của trò giác đấu: võ sĩ đấu đôi, dã thú đấu với dã thú hoặc với người, thậm chí thủy chiến cũng xuất hiện (tất nhiên thủy chiến chỉ là trận chiến giả, cả đấu trường được xả nước ngập toàn bộ và tàu chiến được đưa vào). Đấu đôi giữa các võ sĩ là sự kiện chính, thường được tổ chức vào buổi chiều muộn hoặc tầm tối.

Võ sĩ giác đấu – Từ Colosseum đến lồng bát giác - 3

Nhiều loại vũ khí được đưa vào sử dụng. Trong ảnh là Retiarius (ngư phủ, cầm đinh ba và lưới)

Một trận đấu thông thường sẽ kéo dài từ 10 đến 15 phút, có trận được quảng cáo từ trước là đánh cho đến khi chết thì thôi. Ở những trận đấu ấy, hai võ sĩ phải chiến đấu liên tục cho đến khi chỉ còn một người sống sót. Võ sĩ thua cuộc thường ra hiệu bằng cách giơ ngón tay lên trời, lúc đó, trọng tài bước vào với một cây gậy để ngăn người thắng cuộc giết đối phương của mình.

Trái ngược với quan điểm phổ biến hiện nay, giác đấu không tàn bạo hay mạn rợ giống như những gì được trình chiếu trên phim hoặc tivi. Các võ sĩ được đào tạo để không gây ra vết thương chí mạng (cho dù vẫn có tai nạn xảy ra). Thậm chí, giống như WWE, đa phần các trận giác đấu đều mang tính dàn dựng, võ sĩ giác đấu chính là những diễn viên diễn biểu diễn hết mình để làm khán giả của mình hài lòng.

Ở đấu trường có những nghi thức kì lạ vào những thời điểm cụ thể, đó là khi có một võ sĩ bị thương hoặc bị đánh bại. Khi điều này xảy ra, trọng tài sẽ kiểm tra anh ta và đám đông sẽ là người đưa ra phán quyết về số phận của võ sĩ này. Những người tổ chức trận đấu sẽ quyết định xem có nên tiếp tục hay không. Nếu như võ sĩ đó bị thương nặng và không thể đánh tiếp nhưng vẫn còn sống, anh ta sẽ được đưa ra ngoài đấu trường và ban cho cái chết ân huệ bằng một nhát búa vào trán. Nghi thức này được gọi là Charon, dựa theo tên của người chèo đò dưới âm phủ trong thần thoại Hy Lạp.

Nếu như bên tổ chức yêu cầu võ sĩ bại trận phải bị giết trong đấu trường, người chiến thắng sẽ nắm lấy đầu của đối phương và cứa cổ anh ta. Võ sĩ can đảm sẽ không van xin khoan dung hay kêu khóc khi bị giết. Tuy nhiên những trường hợp ấy hiếm khi xảy ra, phần lớn các trận đấu đều có kết quả hòa, đôi khi cả hai võ sĩ đều được tuyên bố là người thắng cuộc.

Có rất nhiều loại vũ khí khác nhau được sử dụng, tùy thuộc vào kiểu võ sĩ và đối phương. Đôi khi xe ngựa cũng được đem vào trận đấu. Những người đấu với dã thú không phải là võ sĩ giác đấu thông thường, họ được gọi là Venator (thợ săn). Những đấu sĩ này phải đối mặt với rất nhiều loài dã thú khác nhau, bao gồm cả sư tử, hà mã, voi, gấu, linh miêu, đà điểu, hươu cao cổ và các loài khác.

Đây là cảnh trong một bộ phim mang tên Spartacus - theo các sử học gia, là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được biết là Chiến tranh nô lệ lần ba. Bộ phim đã khắc họa một phần cuộc sống của các Gladiator

Nhận thức của xã hội và sự suy tàn lịch sử

Vì hầu hết võ sĩ là nô lệ hoặc tội phạm, họ thuộc về một trong những tầng lớp cơ bản nhất của xã hội lúc bấy giờ. Họ có thể bị xem như đồ cặn bã hoặc một anh hùng thực thụ, đôi khi ở giữa hai mức ấy. Họ có hình xăm riêng ở trên đầu, tay và chân để khẳng định đẳng cấp thấp kém của mình. Nhiều nhà quý tộc không dám tham gia trò giác đấu vì sợ điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của họ.

Cũng giống như ca sĩ hay diễn viên ngày nay, võ sĩ giác đấu có không ít fan nữ hâm mộ, dù rằng họ không có quyền hợp pháp để theo đuổi quan hệ với một công dân nữ bất kì. Một chiến dịch quảng cáo rầm rộ được thực hiện bởi nhà tổ chức, các bằng chứng lịch sử ngày nay cho thấy nhiều trận đấu còn phát cả tư liệu giới thiệu về võ sĩ và thành tích của họ. Trước trận đấu, toàn bộ võ sĩ được đưa đi diễu hành khắp phố và được tham gia vào những bữa tiệc dành riêng cho họ.

Duy trì những trận giác đấu như vậy cực kì tốn kém, nhất là sau này đạo Thiên Chúa xuất hiện đã làm giảm đi độ phổ biến của trò chơi này (Người theo đạo phản đối hành động giết chóc vô đạo đức và những trò chơi có ảnh hưởng không tốt đến khán giả). Khó khăn tài chính và các cuộc xâm lược từ bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động này phải dừng lại. Giác đấu chính thức bị cấm vào năm 399 Sau Công nguyên, gần 700 năm kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Rome.

Mối liên hệ với UFC hiện đại

Các trận giác đấu cổ đại thường được quảng cáo theo hình thức đấu thể loại khác nhau, chẳng hạn như Secutor (võ sĩ mũ đầu cá, được trang bị gươm và khiên) đấu với Retiarius (ngư phủ, cầm đinh ba và lưới). Các trận UFC đầu tiên cũng tương tự như vậy, thông thường đó được xem như là những trận đấu đỉnh cao giữa hai môn phái võ thuật hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều mang tính chất biểu diễn, hoành tráng và nhằm phục vụ cho mục đích giải trí.

Võ sĩ giác đấu – Từ Colosseum đến lồng bát giác - 4

UFC ngày nay cũng khốc liệt không kém đấu trường La Mã thời xưa là mấy

Ngày nay, sau khi thêm vào các quy định cũng như chế tài xử phạt, UFC cuối cùng cũng được công nhận như một sự kiện thể thao hợp pháp đúng nghĩa. Võ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, giỏi nhiều môn khác nhau, tham gia các giải đấu để chứng tỏ họ là người giỏi nhất. Nhiều người trong số đó còn tự ví mình là võ sĩ giác đấu của thời hiện đại.

Mối liên hệ giữa UFC và giác đấu không bao giờ có thể xóa nhòa. Trong các đoạn intro quảng cáo giới thiệu UFC, người ta vẫn sử dụng hình ảnh một võ sĩ giác đấu mặc áo giáp và tiến ra đấu trường. UFC là một sự kiện hợp pháp, tuy nhiên, tính căng thẳng và sự đẫm máu của nó vẫn giống y nguyên những trận giác đấu trước đây. Đấu trường La Mã ngày nay đã bị bỏ hoang, nhưng nó đã được thay thế bằng lồng bát giác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Tiger ([Tên nguồn])
UFC - Giải võ thuật lớn nhất thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN