Trận đấu nổi bật

alexander-vs-yannick
BMW Open
Alexander Shevchenko
1
Yannick Hanfmann
2
david-vs-miomir
Tiriac Open
David Goffin
1
Miomir Kecmanovic
2
rebecca-vs-varvara
Oeiras Ladies Open
Rebecca Sramkova
0
Varvara Lepchenko
2
marketa-vs-donna
Porsche Tennis Grand Prix
Marketa Vondrousova
2
Donna Vekic
0
harold-vs-cameron
Barcelona Open Banc Sabadell
Harold Mayot
1
Cameron Norrie
1

Văn Ngọc Tú giã từ thảm đấu

Lặng lẽ trở về từ Olympic Rio 2016, Văn Ngọc Tú gần như biến mất khỏi làng judo và chỉ có mặt ở Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016 (ABG) tại Đà Nẵng với chiếc HCB kurash (môn võ vật tương tự judo). Đến đầu tháng 12 này, Tú “dừa” nhẹ nhàng chia tay thảm đấu khi xuất hiện ở giải toàn quốc, diễn ra ở Bắc Ninh, trong vai trò quan sát viên cho tuyển judo Quân khu 9.

Ngọc Tú vẫn còn có thể tiếp tục thi đấu 1-2 năm nhưng ở tuổi 30, cô quyết định không tranh tài nữa. Hơn 17 năm theo nghiệp judo, được cũng nhiều mà mất cũng nhiều, trong đó có cả cái chết chưa rõ nguyên nhân của người chị ruột trong những ngày học tại Trường ĐH TDTT TP HCM, tình yêu thảm đấu với bộ võ phục vẫn đong đầy trong cô gái Sóc Trăng này.

Văn Ngọc Tú giã từ thảm đấu - 1

Văn Ngọc Tú (phải) thống trị hạng cân 48 kg trong làng judo Đông Nam Á

Năm 1999, Ngọc Tú lần đầu ra mắt cùng judo Sóc Trăng rồi 4 năm sau (2003) vào đội tuyển quốc gia. Được mệnh danh là “nữ hoàng Ippon (hạ đo ván) của judo Đông Nam Á” ở hạng cân 48 kg, Ngọc Tú gần như thống trị hạng cân này hơn 10 năm cùng 5 chiếc HCV SEA Games.

Trong lịch sử judo Việt Nam, Ngọc Tú là người duy nhất đã 2 lần giành vé trực tiếp dự các Olympic 2012, 2016. Tại Rio 2016, dù không thể đi sâu vào giải song cô vẫn tạo nên một cột mốc mới cho judo Việt Nam, bằng chiến thắng đầu tiên ở một kỳ Olympic: vượt qua đối thủ được đánh giá cao hơn mình rất nhiều - nhà cựu á quân châu Âu Moscatt Valentin (Ý), xếp hạng 26 thế giới - ngay vòng 1.

Với Ngọc Tú, điều đó cũng khiến cô tự hào, khẳng định mình đến Olympic không phải để dạo chơi, dù không ít người vẫn coi chiến thắng đó là... chuyện thường. Khi Ngọc Tú nói lời chia tay thảm đấu, khá nhiều người vẫn khó tin đó là sự thật dù cô đã ngỏ lời trước ngày thi đấu ở ABG 2016.

Đang hoàn tất những thủ tục để có thể phục vụ lâu dài cho thể thao quân đội, ngoài việc tham gia công tác huấn luyện cùng đội tuyển quốc gia, Tú “dừa” vẫn sẽ làm công việc huấn luyện tại đơn vị chủ quản thuộc thể thao quân đội ở Quân khu 9. Ngọc Tú cho biết cô vẫn còn bỡ ngỡ trong giai đoạn chuyển từ “trò” sang “thầy”. Thật ra, việc chuyển qua huấn luyện lúc này có thể cũng tạm thời bởi trong một khi cần thiết, Ngọc Tú vẫn sẵn sàng trở lại. Ít nhất, cô còn mục tiêu tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018.

Chuyển đơn vị nhiều nhất

Ngọc Tú là VĐV judo thay đổi nhiều đơn vị nhất trong sự nghiệp, từ Sóc Trăng, Gia Lai đến Nam Định và hiện tại là thể thao quân đội tại Quân khu 9. Cô cũng có mặt tại lễ trao thưởng cho các HLV, VĐV của thể thao quân đội đạt thành tích tại Olympic 2016 do Bộ Quốc phòng tổ chức ở Hà Nội. Hiện Ngọc Tú vẫn là công nhân viên quốc phòng và đang cố gắng để chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Liêm ([Tên nguồn])
Tin nóng thể thao Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN