Từ bê bối doping Nga: Olympic Rio không có chỗ cho gian lận

Thứ Sáu, ngày 22/07/2016 19:05 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Với một thế vận hội được đầu tư kĩ càng như Olympic, việc đảm bảo sự công bằng là vấn đề tất yếu. Nếu người hâm mộ phải chứng kiến một mùa Olympic không đáng tin cậy, nơi mà các vận động viên vẫn lén lút sử dụng doping thì có lẽ họ thà không xem Olympic còn hơn.

Sự kiện: Olympic Tokyo 2020

Mới đây, trên tờ The Guardian đã đăng tải một bài bình luận về vụ bê bối doping của các vận động viên Nga. Tờ này nhận định: Nếu như ĐTQG Nga không bị loại khỏi kì Olympic năm nay, có lẽ người hâm mộ sẽ không còn tin tưởng vào những gì họ thấy trên sàn đấu.

Từ bê bối doping Nga: Olympic Rio không có chỗ cho gian lận - 1

Chính phủ Nga đã phản ứng và cho rằng báo cáo của WADA được đưa ra nhằm động cơ chính trị

Theo The Guardian, trong thể thao dường như chưa bao giờ có sự trong sạch hoàn toàn.  Trường hợp gian lận đầu tiên trong lịch sử Olympic xảy ra năm 388 TCN, khi một võ sĩ đấm bốc tên Eupholus mua chuộc đối thủ để có thể dễ dàng thắng cuộc. Sau khi bị phát hiện gian lận, võ sĩ Eupholus đã phải nộp phạt một bức tượng thần Dớt bằng vàng.

Suốt hàng ngàn năm qua, việc gian lận trong thể thao luôn là điều cấm kị. Tuy nhiên hầu như không có ai tự giác thừa nhận rằng mình gian lận. Từ những vụ bê bối vì sử dụng doping của Ben Johnson, Lance Armstrong hay Maria Sharapova..., khán giả đã dần trở nên mất niềm tin vào cái gọi là “tinh thần cạnh tranh bình đẳng”.

Đây là thời đại mà sự công bằng trong thể thao được coi là tối quan trọng. Nó đảm bảo cho uy tín của các nhà tài trợ giải đấu, cũng như nuôi dưỡng niềm tin của những fan hâm mộ thể thao.

Với một thế vận hội được đầu tư kĩ càng như Olympic, việc đảm bảo sự công bằng là vấn đề tất yếu. Nếu người hâm mộ phải chứng kiến một mùa Olympic không đáng tin cậy, nơi mà các vận động viên vẫn lén lút sử dụng doping thì có lẽ họ thà không xem Olympic còn hơn.

Mới đây, một báo cáo chi tiết về việc gian lận doping của các VĐV Nga trong các kì thế vận hội mùa hè và mùa đông đã được công bố bởi giáo sư Richard McLaren thuộc Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA).

Báo cáo của McLaren đã cáo buộc Bộ Thể thao Nga che giấu hàng trăm kết quả xét nghiệm doping dương tính của vận động viên Nga trong thời gian diễn ra Thế vận hội London 2012, giải Vô địch Điền kinh thế giới tại Moscow năm 2013 và Thế vận hội Mùa Đông Sochi 2014.

Cụ thể, chính phủ Nga đã can thiệp vào phòng kiểm tra doping ở Sochi bằng cách cài các điệp viên giả làm nhân viên phòng thí nghiệm để thao túng và tráo đổi các mẫu thử dính doping bằng mẫu thử sạch giúp VĐV Nga đoạt huy chương ở các môn điền kinh, cử tạ, đấu vật, chèo thuyền, đạp xe và bơi lội.

Nga đã phản ứng với báo cáo của WADA bằng cách tuyên bố thẳng thừng rằng những cáo buộc đó được đưa ra nhằm động cơ chính trị. Tuy nhiên, Ban điều hành Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vẫn quyết định thảo luận xem có nên cấm tất cả các đội tuyển thể thao Nga tại Olympic Rio de Janeiro 2016 hay không? Quyết định của IOC về việc xử lý ĐTQG Nga sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của thế vận hội Olympic.

Chia sẻ
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
sự kiện Olympic Tokyo 2020
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN