Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Thế giới này kém cỏi hay Djokovic quá hay

Nishikori được chờ đợi làm nên bất ngờ nhưng cuối cùng cũng như bao tay vợt khác đều bất lực trước Djokovic.

Video Djokovic đánh bại Kei Nishikori để đăng quang Miami Open 2016:

Nói Nishikori được kỳ vọng bởi ở bán kết đã chơi rất hay trước tay vợt đang lên Kyrgios, người mới 20 tuổi mà giao bóng hay tấn công ở cuối sân đều sấm sét và đã thắng một Raonic có nhiều phẩm chất siêu việt.

Thế giới này kém cỏi hay Djokovic quá hay - 1

Djokovic vẫn ở một tầm khác

Nhìn Nishkori ở bán kết gợi nhớ lại hình ảnh của chính anh trong năm 2014 với cột mốc ấn tượng trong sự nghiệp là thắng chính Djokovic để lần đầu vào chung kết Grand Slam (thua Cilic) ở US Open.

Nishikori lại còn như được chơi trên sân nhà, vì đã hơn 10 năm ăn tập ở Miami và được các fan trung lập ủng hộ vì họ muốn thấy một bức tranh tennis đa sắc hơn.

Thậm chí không chỉ fan mà cả những nhà tổ chức có lẽ cũng ở một trạng thái tâm lý tương tự: ngày đánh bán kết đơn nam, trận Nishikori và Kyrgios diễn ra vào cuối giờ chiều mát mẻ còn Djokovic là số 1 thế giới lại phải đánh sớm trong cái nắng ẩm nhiệt đới khó chịu với đối thủ là tay vợt đang rất phong độ Goffin.

Nishikori thậm chí đã có sự khởi đầu lý tưởng: bẻ được game giao bóng đầu tiên của Djokovic, chơi xuất sắc như cả chặng đường trước đó, trả giao bóng hay và bắn cả trái lẫn phải với tốc độ chóng mặt.

Nhưng kết cục Nishikori thua sau 2 set, 3-6 và 3-6, còn Djokovic đi vào lịch sử là tay vợt đầu tiên 28 lần vô địch Masters 1000, lần thứ tư thâu tóm cả Indian Wells và Miami trong cùng một năm.

Suốt cả trận đấu ấy, không một lúc nào Nishikori chơi tốt hơn thời điểm bắt đầu trận đấu nữa. Nó giống hệt với cách anh đã thua chính Djokovic ở Australian Open 2016 trong một trận đấu có thế trận một chiều.

Nhưng, không phải mình Nishikori không thể phô diễn những phẩm chất tốt nhất khi gặp Djokovic. Còn rất nhiều, nếu không muốn nói tất cả cũng thua theo cùng một cách, trong đó có cả Federer, Nadal, Raonic…

Djokovic thôi miên tất cả

Federer suốt hai năm qua đã không thể thay đổi được một thực tế là cứ khi nào gặp Djokovic ở những trận quyết định và giải quyết định thì anh lại chơi tệ hơn: Không thể giao bóng với độ chính xác cao, không thể tràn lưới, không thể thực hiện chiến thuật serve và dứt điểm, không thể bung trái dọc dây nghệ thuật, không thể khiến vợ ngồi trên khán đài cảm thấy thư thái mà phải cáu giận.

Tức là Federer lúc gặp Murray chơi thứ tennis đỉnh cao còn Federer lúc gặp Djokovic thì trở nên tầm thường.

Thế giới này kém cỏi hay Djokovic quá hay - 2

Kẻ chinh phục cả thế giới

Nadal thậm chí còn bị Djokovic làm cho biến đổi rõ rệt hơn, thể hiện một bộ mặt khó nhận ra so với những trận đấu trước đó hơn và diễn ra liên tục trong thời gian dài và thường xuyên hơn.

Ở Indian Wells, Nadal chơi cực hay ở tứ kết trước chính Nishikori nhưng cũng chỉ tạo nên được set thứ nhất căng thẳng khi gặp Djokovic ở bán kết, phân định bằng tiebreak, rồi sụp đổ trong set 2.

Trước đó, Nadal đang chơi rất hay ở các vòng trước thì tới khi gặp Djokovic ở Doha hồi đầu mùa, ATP World Tour Finals 2015 đều chơi tệ hơn.

Và trên con đường thâu tóm các kỷ lục, Djokovic còn làm “biến đổi” Raonic, một tay vợt chơi ít để lộ xúc cảm và thêm khả năng giao bóng cực nặng nên giống với một cỗ máy.

Trận chung kết Indian Wells diễn ra chóng vánh khi Raonic thua 2-6 0-6. Raonic bị chấn thương như anh lý giải nhưng anh cho rằng Djokovic mới là nguyên nhân chính.

Như vậy, đủ tất cả các trường phái, đủ cả thế hệ đã nổi và đang vươn lên đều không thể chơi thứ tennis quen thuộc của họ khi gặp Djokovic.

Sự hoàn hảo trong sự biến ảo

Năm 2011, Nadal thua Djokovic bảy trận liên tiếp. Thời điểm đó, các trận đấu giữa Nadal và Djokovic vẫn còn căng thẳng và kịch tính. Djokovic chưa hoàn hảo còn Nadal chưa xuống sức. Chỉ có một điểm nhận ra trong chuỗi trận nói trên: Nadal bắt đầu mắc lỗi tự đánh hỏng nhiều hơn so với trước kia có những trận đấu anh chỉ mắc 2-3 lỗi cả trận.

Nguyên nhân không phải là Nadal ẩu hơn, mà anh buộc phải đánh rủi ro hơn nếu muốn ghi điểm trực tiếp hoặc buộc Djokovic không thể phản đòn thành công. Djokovic lúc ấy dẻo dai hơn và đứng vị trí trên sân tốt hơn trước nên kiểm soát mặt sân rất tốt, phòng thủ hiệu quả và dễ dàng chuyển sang trạng thái tấn công.

Nó giống hệt như cái cách mà các đối thủ từng phải làm mỗi khi gặp Nadal ngày trước, là phải đánh rất khó, luôn sát dây nếu muốn khuất phục được một Nadal siêu phòng ngự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN