Trận đấu nổi bật

alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Được giảm án, Sharapova vẫn ấm ức vì bị “đánh hội đồng”

Sự kiện: Maria Sharapova

Dù đã được giảm án cấm thi đấu từ 2 năm xuống 15 tháng sau khi được kết luận không cố tình gian lận doping với meldonium nhưng Maria Sharapova vẫn cho rằng cô đã và đang bị Liên đoàn quần vợt thế giới (ITF) và Cơ quan chống doping thế giới (WADA) xử ép.

Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình nổi tiếng ESPN ở New York (Mỹ), Sharapova đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ khi cho rằng ITF và WADA đã nhắm vào mình để cố gắng ra án phạt thật nặng nhằm làm gương răn đe các VĐV khác (ngầm ý là các VĐV Nga sau vụ điền kinh nói riêng và hàng loạt các VĐV môn khác của xứ sở bạch dương bị cáo buộc được chính phủ nước này bảo trợ ngầm dùng doping có hệ thống).

Được giảm án, Sharapova vẫn ấm ức vì bị “đánh hội đồng” - 1

Sharapova không ngại chỉ trích ITF và WADA có trách nhiệm trong việc khiến cô bị cấm thi đấu vì doping

Masha còn chia sẻ gây sốc rằng ITF từng muốn đề nghị treo vợt với cô với mức cấm thi đấu đến 4 năm thay vì 2 năm như lúc đầu trước khi “Búp bê Nga” gửi đơn kháng cáo lên CAS và mới được giảm án xuống còn 15 tháng:

“Tôi không muốn nghĩ về điều đó. Tôi ghét nghĩ về nó. Đó chẳng phải là cảm giác tuyệt vời gì để bận tâm đến. Thật khó khăn khi Liên đoàn quần vợt quốc tế đã từng bảo rằng tôi có thể bị cấm thi đấu đến 4 năm.”

Tay vợt nữ từng giành đến 5 Grand Slam còn cho rằng WADA và ITF phải chịu trách nhiệm khi không thông tin đầy đủ và rõ ràng với các tay vợt về danh mục các chất bị cấm:

“Tôi nghĩ rằng điều họ chắc chắn phải làm là phát hiện ra những sai sót mang tính hệ thống của mình khi cảnh báo (các VĐV).”

Được giảm án, Sharapova vẫn ấm ức vì bị “đánh hội đồng” - 2

Masha có thể trở lại thi đấu ở Roland Garros năm sau - giải Grand Slam mà cô từng 2 lần đăng quang

Trong khi đó, về phía ITF, cơ quan quyền lực bậc nhất của làng quần vợt thế giới khẳng định rằng họ không hề cố ý muốn áp dụng lệnh cấm thi đấu đến 4 năm với Sharapova như cựu tay vợt số 1 thế giới người Nga vừa cáo buộc.

“ITF đã khẳng định rõ rằng việc ra án phạt là do một Tòa án hoạt động độc lập và công tâm và sau đó thông qua Hội thẩm đoàn của CAS để xác định các hình phạt thích hợp. Nó bao gồm các quyết định về việc bà Sharapova có đạt yêu cầu đề ra trong Chương trình Phòng chống doping trong quần vợt cũng như những người tham gia thực hiện bộ luật của WADA về việc giảm án cấm thi đấu 4 năm cho một chất không quy định cấm trước đó (trước năm 2016) như meldonium. CAS đã xác định hành vi của bà Sharapova đã vi phạm Chương trình Phòng chống doping trong quần vợt và án phạt 15 tháng cấm thi đấu đã được đưa ra.”

Trong khi đó Sharapova một mực cho rằng dù cô đã có kết quả dương tính trong 5 lần với chất meldonium (còn được gọi là “mildronate”) khi mình sử dụng để trị bệnh trong năm 2015 nhưng mình đã không hề được cảnh báo chặt chẽ rằng nó sẽ bị cấm vào năm 2016 vì những cảnh báo từ WADA và ITF là khá “mập mờ”.

Đó là lí do tại sao Sharapova tỏ ra rất ngạc nhiên khi kết quả xét nghiệm doping ở Australian Open đầu năm nay của cô dương tính với meldonium – một chất mới chỉ bị đưa vào danh mục chất cấm đầu năm 2016.

Để phản bác lại, WADA và ITF cho biết họ đã gửi một email văn bản cụ thể vào ngày 22/12/2015 với tựa đề “Những thay đổi chính về Chương trình chống doping trong quần vợt” và Sharapova nếu không đọc kĩ và thực hiện nó đúng luật thì cô phải tự chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, “Búp bê Nga” trong cuộc trả lời phỏng vấn của ESPN mới đây đã tiếp tục cuộc khẩu chiến căng thẳng với 2 cơ quan nói trên khi cho rằng meldodium là một loại thuốc phổ biến ở Đông Âu được dùng với tác dụng như Aspirin ở Mỹ và không ai có trách nhiệm đã thông báo bằng chứng gì cho cô chứng minh chất này tăng bất thường hiệu suất thi đấu của VĐV dẫn đến việc nó bị liệt vào danh mục chất cấm năm nay:

“Nếu là tôi, tôi sẽ không đối xử với người khác theo cách này. Tôi nghĩ rằng một trong những điều mà tôi rất muốn nhìn thấy - và nếu có ai đó có thể chỉ cho tôi - là bằng chứng về tác dụng tăng cường hiệu suất mà nó có. Nhưng đã chẳng có gì cả, kể từ khi mọi chuyện xảy ra. WADA đã xa rời nghiên cứu thực tế và họ nói rằng mình đã không nghiên cứu nỗ lực hết mình.”

Sharapova cho biết mình đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều người về những khó khăn trước đó gặp phải nhưng cô sẽ nỗ lực để trở lại thi đấu tốt nhất từ ngày 26/4 năm sau – thời điểm tay vợt này chính thức mãn hạn treo vợt.

Masha còn chia sẻ trước mắt, cô sẽ tìm kiếm một loạt thuốc khác thay thế meldonium và chọn một bác sĩ uy tín làm nhân viên của mình để kiểm soát chặt chẽ tất cả những gì đưa vào cơ thể mình và theo dõi danh sách các chất bị cấm để tránh “bi kịch” vừa qua lặp lại.

Người sáng chế meldonium đã cố "bảo vệ" Sharapova nhưng bất thành

Tháng 9 vừa qua, Ivars Kalvins - nhà khoa học đã điều chế ra meldonium (hay còn có tên khác là mildronate) đã gặp đại diện của WADA để thuyết phục cơ quan này không đưa meldonium vào danh mục chất cấm các VĐV sử dụng năm 2017. Nhưng đến hôm nay (7/10), khi WADA công bố danh sách các chất cấm, meldonium vẫn bị nằm trong "danh mục đen".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức (Tổng hợp từ ESPN) ([Tên nguồn])
Maria Sharapova Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN