Trận đấu nổi bật

felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Djokovic: Nhà vô địch tuyệt đối

Phải ngược dòng lịch sử mới thấy hết được sự vĩ đại của Djokovic, người đã thâu tóm cả bốn Grand Slam sau khi vô địch Roland Garros.

Video Djokovic vô địch Roland Garros 2016:

Tennis chỉ có nhiều hơn một chút tương tự boxing bởi ngoài bộ chân di chuyển liên tục những bước nhỏ thì cách nay hơn bốn thập kỷ nó đã thống nhất toàn bộ các hiệp hội, tổ chức tennis khác nhau để lập nên ATP – Hiệp hội tennis chuyên nghiệp. Đây là một trong những diễn tiến của quá trình tennis bước sang Kỷ nguyên Mở.

Nếu không có sự thống nhất đó, có thể đến hôm nay vẫn còn những tổ chức tennis tồn tại độc lập với nhau, có thể sẽ không có một hệ thống bốn Grand Slam mở cho tất cả các tay vợt mà chính Roland Garros năm 1970 đã không quy tụ được những người giỏi nhất của hai tổ chức Vô địch Tennis Quốc gia (NTL) và Vô địch Tennis Thế giới (WCT) tham dự giải do có nhiều xung đột về lợi ích.

Djokovic: Nhà vô địch tuyệt đối - 1

Nole đang là ông hoàng đích thực của làng banh nỉ

Còn boxing đến nay thi thoảng lại có trận siêu đấu giữa những siêu võ sĩ để thống nhất tất các đai vô địch quan trọng nằm trong số các tổ chức quyền anh như WBC, WBA, IBF, The Ring và WBO.

Chính xác hơn, trước khi WBO ra đời năm 1988, thì những ai thâu tóm được ba đai vô địch WBC, IBF và WBA thì người đó được coi là nhà vô địch tuyệt đối như Mike Tyson, Evander Holyfield, Lennox Lewis… từng làm được trong những năm tháng huy hoàng của sự nghiệp.

Djokovic hiện cũng là nhà vô địch tuyệt đối của tennis thế giới bởi sau khi vô địch Roland Garros (lần đầu tiên) thì trước đó anh còn vô địch ba Grand Slam còn lại ở các kỳ tổ chức gần nhất (Australian Open, US Open và Wimbledon).

Lần cuối cùng có một tay vợt là đương kim vô địch của cả bốn Grand Slam là Rod Laver với hai lần liên tiếp, lần đầu ở năm cuối của “Kỷ nguyên Đóng” - 1968, và lần thứ hai là ở năm đầu tiên của Kỷ nguyên Mở - 1969.

Gần nửa thế kỷ chứng kiến những Pete Sampras, Federer, Nadal… không làm được rõ ràng đã chứng tỏ sự kỳ vĩ của thành tích mà tay vợt người Serbia tạo nên mới đây.

Còn nhớ, Năm 2010 Nadal đã vô địch cả Roland Garros, Wimbledon và US Open rồi nhưng tới đầu năm 2011 lại thất bại trong trận chung kết Australian Open trước Djokovic.

Federer thì trong giai đoạn đỉnh cao vô địch ba giải còn lại không mấy khó khăn nhưng cứ tới Roland Garros mà gặp Nadal là lại thất bại.

Con đường trở thành nhà "Vô địch Tuyệt đối" của Djokovic

Năm 2011, chính Djokovic cũng đã có một cơ hội tuyệt vời để làm nên kỳ tích, thậm chí là vĩ đại như Rod Laver, nhưng việc thất bại trước Roger Federer ở bán kết Roland Garros đã buộc Djokovic phải chờ tới bây giờ.

Trước Roland Garros 2016, việc ngăn chặn Djokovic được trông chờ ở một Nadal hồi sinh nhưng chấn thương cổ tay đã loại Nadal khỏi cuộc chơi một cách đáng tiếc. Nhưng thực ra, trông đợi một tay vợt chỉ còn chơi được với khoảng 60-70% phong độ thời đỉnh cao là sự kỳ vọng mong manh.

Thế nên, cơ sở đầu tiên để Djokovic trở thành nhà Vô địch Tuyệt đối trước hết là việc thiếu những đối trọng đủ tầm cỡ như trước kia. Những ai trông chờ ở Murray từ nay sẽ phải tính tới một thực tế là chính tay vợt người Scotland đã là bậc thang cho Djokovic bước lên đỉnh cao vinh quang, vì trong số 12 danh hiệu Grand Slam của mình, Djokovic đã được gặp Murray tới 5 lần trong trận chung kết.

Murray từng thắng Djokovic hai trận chung kết Grand Slam nhưng đó là giai đoạn tay vợt người Scotland còn có Ivan Lendl làm HLV nên cực kỳ mạnh mẽ trên các phương diện quan trọng, trong đó có thể lực và tâm lý.

Còn khi chia tay với Ivan Lendl, liệu còn có thể miêu tả thế nào nếu như không nói rằng công việc của Murray là dọn dẹp thật sạch sẽ các đối thủ khó chịu rồi đến khi gặp Djokovic lại trở nên yếu đuối. Amelie Mauresmo, một người xưa nay (cả khi còn thi đấu) vốn rất kín tiếng, ít khi chê bai ai, đến khi quyết định sẽ không làm HLV cho Murray nữa đã phải thốt lên rằng dường như có hai con người trong Murray, lúc ở trên sân lại hoàn toàn khác ngoài đời. 

Sự suy yếu của các đối thủ còn nằm ở việc tuổi già của Federer đồng nghĩa với sự cáo chung của ông Vua sân cỏ, sự mệt mỏi của Nadal đồng nghĩa với việc cái ghế vàng dành cho Vua sân đất nện được bỏ trống. Nếu như Djokovic vô địch ở Roland Garros và Australian Open là khi gặp Murray ở chung kết cả hai giải thì anh lên ngôi ở Wimbledon và US Open là lúc đối đầu với Federer ở trận cuối cùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN