Công ty Mỹ đầu tiên ở Cuba sau hơn nửa thế kỉ

Sự kiện: Quan hệ Mỹ - Cuba

Chính quyền tổng thống Obama vừa cho phép một nhà máy của Mỹ hoạt động ở Cuba lần đầu tiên sau hơn 50 năm kể từ cách mạng Cuba 1959.

Tuần trước Bộ Tài chính Mỹ thông báo với Horace Clemmons và Saul Berenthal, 2 cựu kĩ sư của IBM rằng họ có thể xây dựng nhà máy lắp ráp máy kéo và các thiết bị hạng nặng khác tại một đặc khu kinh tế của chính phủ Cuba.

Công suất dự kiến của nhà máy này có thể đạt 1.000 máy kéo loại nhỏ một năm, sản phẩm được bán cho các nông dân Cuba. Các quan chức Cuba cũng công khai nhiệt tình ủng hộ dự án này.

“Chúng tôi tin tưởng trong dài hạn việc kinh doanh sẽ đạt kết quả tốt nếu đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia,” Clemmons cho biết.

Công ty Mỹ đầu tiên ở Cuba sau hơn nửa thế kỉ - 1

Saul Berenthal (trái) và Horace Clemmons bên chiếc máy kéo

Nhà máy trị giá 5-10 triệu USD này sẽ là dự án đầu tư kinh doanh lớn đầu tiên của Mỹ vào Cuba kể từ khi Fidel Castro lên nắm quyền thủ tướng vào năm 1959 và quốc hữu hóa toàn bộ các doanh nghiệp Mỹ trị giá hàng tỷ USD.

Chính sách quốc hữu hóa của ông Castro đã khiến Mỹ đáp trả bằng một lệnh cấm vận lên Cuba, cấm hầu hết các hoạt động trao đổi thương mại và phạt các công ty không thuộc Mỹ hàng triệu USD nếu có bất kì giao thương nào với đảo quốc này.

Công ty Mỹ đầu tiên ở Cuba sau hơn nửa thế kỉ - 2

Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro trong cuộc gặp lịch sử

Việc cho phép một công ty sản xuất máy kéo của Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Cuba là một điều không ai tưởng tượng được trước khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro tuyên bố hôm 17.12.2014 rằng 2 nước sẽ nối lại quan hệ ngoại giao và tiến tới bình thường hóa thương mại, du lịch và các lĩnh vực khác.

Các công ty hiện nay đã được phép tiến hành hoạt động sản xuất ở cảng Mariel và đặc khu kinh tế cách thủ đô Havana (Cuba) khoảng 50km về phía tây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bùi Hoàng Long - NBC News ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Cuba Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN